41. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Trong quá trình thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy cần hết sức lưu ý các vấn đề về quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các nội dung đó qua Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Thông tư 17/2021/TT-BCA.
1. Khái niệm
– Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này. (khoản 1 Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP)
– Quản lý phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra công tác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện để duy trì chất lượng tốt nhất của phương tiện, bảo đảm công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. (khoản 2 Điều 4 Thông tư 17/2021/TT-BCA)
2. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Theo quy định tại Điều 52 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì:
– Phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được quản lý, sử dụng để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.
– Phương tiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc chữa cháy chỉ được sử dụng phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và trong các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể: Theo quy định tại Điều 40 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì:
– Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định và bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Phương tiện chữa cháy cơ giới còn được sử dụng vào các mục đích sau đây:
+ Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;
+ Tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
+ Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp;
+ Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.
– Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.
– Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
Kết luận: Việc quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần được thực hiện và quán triệt một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ theo quy định của Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Thông tư 17/2021/TT-BCA.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Thủ tục | Nội dung |
---|