43. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động vô cùng quan trọng. Để thực hiện được tốt các công tác phòng cháy và chữa cháy cần có một nguồn tài chính dồi dào. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể các nội dung về nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy qua Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 23/2018/NĐ-CP.

1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Theo quy định tại Điều 54 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì:

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:

  + Ngân sách nhà nước cấp;

  + Thu từ bảo hiểm cháy, nổ;

  + Đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

– Chính phủ quy định cụ thể về nguồn thu, mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

1.1 Ngân sách nhà nước cấp

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015)

– Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chưa cháy theo quy định tại Điều 55 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013 thì:

Nhà nước bảo đảm ngân sách cần thiết hàng năm để đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Nhà nước cấp ngân sách hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy và chữa cháy.

Đối tượng không thuộc quy định phải tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

1.2 Thu từ bảo hiểm cháy, nổ

Theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 23/2018/NĐ-CP thì nguồn thu từ bảo hiểm cháy, bổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:

Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 40% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy; chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chi cho nội dung này không vượt quá 30% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động sau: Điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Chi cho nội dung này không vượt quá 20% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 10% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm tài chính.

2. Sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Theo quy định tại Điều 47 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì:

Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:

  + Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

  + Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

  + Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy;

  + Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;

  + Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

– Nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm ngân sách nhà nước, nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ và các khoản đóng góp tự nguyện, tài trợ được quy định cụ thể qua Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định 136/2020/NĐ-CP, Nghị định 23/2018/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Thủ tục Nội dung