8. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Nhằm thực hiện một cách có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy, cần thực hiện một các quán triệt công tác về phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
1. Khái niệm:
– Cháy là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. (khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. (khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
2. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
Theo Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 thì nguyên tắc phòng cháy và chưa cháy được quy định như sau:
– Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
– Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
– Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
3. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
– Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. (khoản 1 Điều 18 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam. (khoản 3 Điều 18 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện. (khoản 4 Điều 18 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được đóng mới, hoán cải chỉ được cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường khi đã được duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. (khoản 10 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013)
4. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
4.1. Đối với phương tiện giao thông đường bộ từ 04 chổ ngồi trở lên là trên 09 chổ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thì:
– Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 04 chỗ ngồi trở lên phải bảo đảm điều kiện hoạt động đã được kiểm định; vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
– Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi, phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
+ Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
4.2. Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt
Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thì:
– Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
+ Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, trừ các phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
+ Có phương án chữa cháy do chủ phương tiện phê duyệt.
4.3. Đối với phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2002/NĐ-CP quy định thì:
– Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt (trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:
+ Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
+ Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
+ Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
+ Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước; phương tiện giao thông đường sắt phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
+ Phương tiện thủy nội địa, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách, tiêu chuẩn cờ, đèn báo hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
4.4. Đối với người điều khiển, người làm việc trên phương tiện
Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định thì:
– Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
+ Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt;
+ Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách trên 29 chỗ ngồi và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định này.
Kết luận: Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới được quy định rõ nhằm tránh xảy ra cháy nổ ảnh hưởng thính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. qua Luật phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới
Thủ tục | Nội dung |
---|