9. Phòng cháy đối với rừng
Bên cạnh các vấn đề bảo vệ môi trường rừng, công cuộc phòng cháy và chữa cháy rừng cũng được đặt ra khi tới mùa khô hanh. Phòng cháy đối với rừng cần được thưc hiện một cách hiệu quả nhất. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT.
1. Khái niệm:
– Cháy là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. (khoản 1 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ. (khoản 2 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. (khoản 8 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
2. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng
Theo Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng được quy định như sau:
– Phòng cháy và chữa cháy rừng phải lấy hoạt động phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng.
– Chủ động, sẵn sàng nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng.
– Thông tin về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phải được thông báo nhanh chóng, kịp thời cho chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan chịu trách nhiệm về phòng cháy và chữa cháy rừng.
– Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
– Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
– Trong quá trình chữa cháy rừng đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng.
3. Phòng cháy đối với rừng
– Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng phải dựa trên cơ sở phân loại rừng để xác định phạm vi bảo vệ an toàn phòng cháy và chữa cháy; phải phân chia rừng theo mức độ nguy hiểm về cháy và có biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng loại rừng. (khoản 1 Điều 19 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có giải pháp phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng. (khoản 11 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013)
– Các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy, nổ, đường điện đi qua rừng hoặc ven rừng phải bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với rừng theo quy định của pháp luật. ( khoản 3 Điều 19 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001)
– Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. (khoản 11 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013)
Kết luận: Phòng cháy đối với rừng bắt buộc tuân thủ nhằm tránh cháy rừng gây hậu quả cho nhân dân qua Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013,Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Phòng cháy đối với rừng
Thủ tục | Nội dung |
---|