22. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

Việc sở hữu giống cây trồng đem lại cho chủ sở hữu các quyền đối với giống cây mà mình sở hữu, nhưng để tránh sự lạm quyền của chủ sở hữu, pháp luật đã đưa ra các quy định giới hạn quyền đối với giống cây trồng. Nội dung cụ thể sẽ được Dữ Liệu Pháp Lý phân tích thông qua các quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.

1. Khái niệm

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. (khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

2. Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định như sau về hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng:

– Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

+ Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhânphi thương mại;

+ Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;

+ Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này;

+ Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giốnggieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

– Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài, trừ các hành vi sau đây:

+ Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

+ Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.

3. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng

 Quy định tại Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng như sau:

Chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây:

+ Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;

+ Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;

+ Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.

– Tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.

Kết luận: Qua bài viết trên, Dữ Liệu Pháp Lý đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản và cần thiết xoay quanh vấn đề về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp thông qua Luật Sở hữu trí tuệ. Về quy định chi tiết về các nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đề cập tại Điều 191 nêu trên, bạn đọc có thể tham khảo tại Nghị định 88/2010/NĐ-CP.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Giới hạn quyền đối với giống cây trồng

Thủ tục Nội dung