4. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, bên cạnh các yếu tố như nguyên tắc xử lý, đối tượng bị xử lý thì các vấn đề về thời hạn mà đặc biệt là thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính cũng cần được xem xét một cách toàn diện. Cùng Dữ Liệu Pháp Lý tìm hiểu những vấn đề này trên cơ sở Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật dân sự 2015
1. Khái niệm
– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)
– Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. (Điều 144 Bộ luật dân sự 2015)
– Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015)
2. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
Theo Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
3. Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
Theo Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
– Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.
Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời hạn từ Điều 144 đến Điều 148.
Lưu ý: Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Kết luận: Trên đây là những quy định của pháp luật về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Bộ luật dân sự 2015
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính
Thủ tục | Nội dung |
---|