65. Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Tiêu đề: Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Chủ thể có thẩm quyền sẽ quyết định việc quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thẻ nội dung đó qua Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
1. Điều kiện áp dụng
Theo Khoản 1 Điều 130 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được áp dụng khi có căn cứ cho rằng nếu không áp dụng biện pháp này thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
2. Thẩm quyền ra quyết định
Theo Khoản 2 Điều 130 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 chủ thể có thầm quyền ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất là:
– Thủ trưởng Cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh
– Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ đề nghị trục xuất
3. Biện pháp quản lý
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 130 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 chủ thể có thầm quyền ra quyết định quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp sau đây:
– Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý;
– Chỉ định chỗ ở của người bị quản lý;
– Tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tuỳ thân khác thay hộ chiếu.
4. Đối tượng phải lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công An quản lý
Theo Khoản 3 Điều 30 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP, đối tượng phải lưu trú tại cơ sở lưu trú do Bộ Công an quản lý gồm:
– Người bị trục xuất không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực...);
– Không có nơi thường trú, tạm trú;
– Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
– Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
– Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
– Mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
– Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP thì:
Không được sử dụng nhà tạm giữ hình sự, trại tạm giam, trại giam để quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Kết luận: Việc quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bằng các biện pháp được quy định tại Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Quản lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất
Thủ tục | Nội dung |
---|