69. Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Tiêu đề:  Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Bên cạnh các biện pháp xử lí vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, còn áp dụng các biện pháp thay thế xử phạt khác. Sau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung đó qua Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012.

1. Các biện pháp thay thế

Theo Điều 138 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 thì:

Có 2 biện pháp là:

Nhắc nhở

– Quản lý tại gia đình

2. Biện pháp nhắc nhở

Căn cứ khoản 1 Điều 139 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:

– Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;

– Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

Theo khoản 2 Điều trên người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.

3. Biện pháp quản lý tại gia đình

3.1 Điều kiện áp dụng và thẩm quyền ra quyết định

Căn cứ khoản 1 Điều 140 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012 quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau:

– Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;

Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.

Theo khoản 2 Điều trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

3.2 Áp dụng biện pháp

Theo khoản 3, 4, 5 Điều Điều 140 Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012, biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng như sau:

Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.

– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.

– Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.

– Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Trên thực tế hầu như không xử lí vi phạm hành chính đối với nhiều trường hợp vi phạm mang tính chất nhỏ nhặt mà chỉ nhắc nhở, cảnh cáo không chính thức, đề nghị gia đình cam kết giám sát con em mình đề không tiếp tục vi phạm pháp luật được quy định tai Luật Xử lí vi phạm hành chính 2012.

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

 

Thủ tục Nội dung