11. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Trong bối cảnh kinh tế thị trường toàn cầu hóa hiện nay, trên cơ sở mở cửa giao lưu kinh tế, việc người lao động không chỉ làm việc tại quốc gia mà mình có quốc tịch đã không còn là một sự kiện mang tính chất xa lạ. Do tính chất đặc biệt của các đối tượng lao động này là làm việc tại nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động nên càng cần thiết có những quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi tham gia vào thị trường lao động này. Cùng Dữ Liệu Pháp Lý tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006

1. Giải thích từ ngữ

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là người lao động đi làm việc ở nước ngoài) là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này, theo Khoản 1 Điều 3 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006.

2. Điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Theo Điều 42 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 thì người lao động được đi làm việc ở nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;

- Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;

- Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;

- Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài

Theo Điều 43 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 thì người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài phải nộp hồ sơ đi làm việc ở nước ngoài cho doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài.

Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài gồm có:

- Đơn đi làm việc ở nước ngoài;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn, tay nghề và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

- Giấy tờ khác theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.

4. Các quyền và nghĩa vụ chung của người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài

4.1. Các quyền chung

Theo Điều 44 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các quyền sau đây:

- Yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài cung cấp các thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; quyền và nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định của Luật này;

- Được doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích trong Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập;

- Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

- Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4.2. Các nghĩa vụ chung

Theo Điều 45 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;

- Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;

- Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

- Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

- Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

- Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

- Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

- Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.

Lưu ý: Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà quyền và nghĩa vụ của người lao động có sự khác nhau nhất định so với quyền và nghĩa vụ chung. Tham khảo thêm tại Điều 46 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 với trường hợp làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ; Điều 47 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 với trường hợp làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; Điều 48 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 với trường hợp làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Điều 49 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 với trường hợp làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp.

Kết luận: Trên đây là những quy định của pháp luật về vấn đề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trên cơ sở Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006

Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài

Lĩnh vực:

Thủ tục hành chính Trung ương

Hà NộiTP HCMCần ThơĐà NẵngHải PhòngAn GiangBà Rịa - Vũng TàuBắc GiangBắc KạnBạc LiêuBắc NinhBến TreBình ĐịnhBình DươngBình PhướcBình ThuậnCà MauCao BằngĐắk LắkĐắk NôngĐiện BiênĐồng NaiĐồng ThápGia LaiHà GiangHà NamHà TĩnhHải DươngHậu GiangHòa BìnhHưng YênKhánh HòaKiên GiangKon TumLai ChâuLâm ĐồngLạng SơnLào CaiLong AnNam ĐịnhNghệ AnNinh BìnhNinh ThuậnPhú ThọQuảng BìnhQuảng NamQuảng NgãiQuảng NinhQuảng TrịSóc TrăngSơn LaTây NinhThái BìnhThái NguyênThanh HóaThừa Thiên HuếTiền GiangTrà VinhTuyên QuangVĩnh LongVĩnh PhúcYên BáiPhú Yên

Thủ tục hành chính tại Hà Nội

Thủ tục hành chính tại TP HCM

Thủ tục hành chính tại Cần Thơ

Thủ tục hành chính tại Đà Nẵng

Thủ tục hành chính tại Hải Phòng

Thủ tục hành chính tại An Giang

Thủ tục hành chính tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tục hành chính tại Bắc Giang

Thủ tục hành chính tại Bắc Kạn

Thủ tục hành chính tại Bạc Liêu

Thủ tục hành chính tại Bắc Ninh

Thủ tục hành chính tại Bến Tre

Thủ tục hành chính tại Bình Định

Thủ tục hành chính tại Bình Dương

Thủ tục hành chính tại Bình Phước

Thủ tục hành chính tại Bình Thuận

Thủ tục hành chính tại Cà Mau

Thủ tục hành chính tại Cao Bằng

Thủ tục hành chính tại Đắk Lắk

Thủ tục hành chính tại Đắk Nông

Thủ tục hành chính tại Điện Biên

Thủ tục hành chính tại Đồng Nai

Thủ tục hành chính tại Đồng Tháp

Thủ tục hành chính tại Gia Lai

Thủ tục hành chính tại Hà Giang

Thủ tục hành chính tại Hà Nam

Thủ tục hành chính tại Hà Tĩnh

Thủ tục hành chính tại Hải Dương

Thủ tục hành chính tại Hậu Giang

Thủ tục hành chính tại Hòa Bình

Thủ tục hành chính tại Hưng Yên

Thủ tục hành chính tại Khánh Hòa

Thủ tục hành chính tại Kiên Giang

Thủ tục hành chính tại Kon Tum

Thủ tục hành chính tại Lai Châu

Thủ tục hành chính tại Lâm Đồng

Thủ tục hành chính tại Lạng Sơn

Thủ tục hành chính tại Lào Cai

Thủ tục hành chính tại Long An

Thủ tục hành chính tại Nam Định

Thủ tục hành chính tại Nghệ An

Thủ tục hành chính tại Ninh Bình

Thủ tục hành chính tại Ninh Thuận

Thủ tục hành chính tại Phú Thọ

Thủ tục hành chính tại Quảng Bình

Thủ tục hành chính tại Quảng Nam

Thủ tục hành chính tại Quảng Ngãi

Thủ tục hành chính tại Quảng Ninh

Thủ tục hành chính tại Quảng Trị

Thủ tục hành chính tại Sóc Trăng

Thủ tục hành chính tại Sơn La

Thủ tục hành chính tại Tây Ninh

Thủ tục hành chính tại Thái Bình

Thủ tục hành chính tại Thái Nguyên

Thủ tục hành chính tại Thanh Hóa

Thủ tục hành chính tại Thừa Thiên Huế

Thủ tục hành chính tại Tiền Giang

Thủ tục hành chính tại Trà Vinh

Thủ tục hành chính tại Tuyên Quang

Thủ tục hành chính tại Vĩnh Long

Thủ tục hành chính tại Vĩnh Phúc

Thủ tục hành chính tại Yên Bái

Thủ tục hành chính tại Phú Yên

Liên quan