12. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân
Hiện nay có nhiều hình thức khác nhau đẻ người lao động Việt Nam có thể di làm việc ở nước ngoài. Trong số đó, đáng chú ý là hợp đồng cá nhân, đây là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân? Cùng Dữ Liệu Pháp Lý tìm hiểu vấn đề này trên cơ sở Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 và Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH
1. Điều kiện đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
Theo Điều 50 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
– Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
– Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
– Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có Hợp đồng cá nhân theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
– Có Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú.
2. Quy định về hợp đồng cá nhân
Theo Điều 51 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 hợp đồng cá nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
Hợp đồng cá nhân bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Ngành, nghề, công việc phải làm;
– Thời hạn của hợp đồng;
– Địa điểm làm việc;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Tiền lương, tiền công; tiền làm thêm giờ;
– Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;
– Chế độ bảo hiểm xã hội;
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
– Giải quyết tranh chấp.
3. Hồ sơ, thủ tục đăng ký Hợp đồng cá nhân
Theo Điều 52 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, khoản 3 Mục IV Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH, hồ sơ đăng ký Hợp đồng cá nhân với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động thường trú bao gồm:
– Đơn đăng ký Hợp đồng cá nhân theo mẫu tại Phụ lục số 07 kèm theo Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH;
– Bản sao Hợp đồng cá nhân, kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức dịch thuật;
– Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức của người lao động.
Thủ túc đăng ký Hợp đồng cá nhân:
– Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân cho người lao động, nếu không chấp thuận phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân.
Lưu ý: Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân phải được xuất trình khi người lao động làm thủ tục xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài.
4. Quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
4.1. Quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
Theo khoản 1 Điều 53 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các quyền sau đây:
– Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Được cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc, pháp luật và thông lệ quốc tế trong thời gian làm việc ở nước ngoài; được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện các quyền và hưởng các lợi ích quy định trong Hợp đồng cá nhân;
– Hưởng các quyền lợi từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
– Được chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
– Được gia hạn Hợp đồng hoặc ký Hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc.
4.2. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân
Theo Khoản 2 Điều 53 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng cá nhân có các nghĩa vụ sau đây:
– Đăng ký Hợp đồng cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này;
– Tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
– Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
– Thực hiện đúng Hợp đồng cá nhân và nội quy nơi làm việc;
– Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
– Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
– Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;
– Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này;
– Đăng ký công dân tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam tại nước mà người lao động đến làm việc.
Kết luận: Trên đây là những quy định của pháp luật về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân trên cơ sở Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2006 và Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH
Trình tự thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu thực hiện xem tại đây:
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân
Thủ tục | Nội dung |
---|