THAY ĐỔI NỘI DUNG GHI TRONG GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO IN

Posted on

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét và tiến hành Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in khi có đơn yêu cầuSau đây, Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung này theo Luật báo chí 2016Nghị định 159/2013/NĐ-CP, Thông tư 48/2016/TT-BTTTT như sau:

1. Một số khái niệm cơ bản

Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in (khoản 3 Điều 3 Luật báo chí 2016).

2. Đối tượng được đề nghị cấp giấy phép

Đối tượng được đề nghị cấp giấy phép (Điều 2 Thông tư 48/2016/TT-BTTTT):

2.1 Các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí quy định tại Điều 14 Luật báo chí 2016 có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật báo chí 2016 được đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in:

Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí (Điều 14 Luật báo chí 2016):

– Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.

– Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.

 Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí (Điều 17 Luật báo chí 2016):
– Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).
– Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật báo chí 2016 này để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
– Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.
– Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.
–  Phù hợp với quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.2 Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật báo chí 2016 được đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản bản tin được thực hiện theo quy định sau đây (khoản 3 Điều 34 Luật báo chí 2016):
–  Cơ quan, tổ chức của trung ương; cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu xuất bản bản tin gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
–  Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản bản tin; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2.3  Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 35 và khoản 1 Điều 56 Luật báo chí 2016 được đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san được thực hiện theo quy định sau đây: (khoản 2 Điều 35 Luật báo chí 2016):

–  Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép;
 Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
–  Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san; trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (khoản 1 Điều 56 Luật báo chí 2016):
–  Mọi hoạt động báo chí và hoạt động liên quan đến báo chí của cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử của nước ngoài (gọi chung là báo chí nước ngoài); của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam (gọi chung là cơ quan đại diện nước ngoài) và cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức nước ngoài) chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Luật này và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Thẩm quyền cấp giấy phép

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo in theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư 48/2016/TT-BTTTT (Điều 3 Thông tư 48/2016/TT-BTTTT).

4. Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in

Cơ quan báo chí thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật báo chí phải gửi văn bản thông báo đến Cục Báo chí và Sở Thông tin và Truyền thông (đối với cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi (khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2016/TT-BTTTT).

Khi thay đổi các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật báo chí, cơ quan chủ quản báo chí gửi văn bản kèm theo mẫu trình bày tên ấn phẩm báo chí dự kiến thay đổi có xác nhận của cơ quan chủ quản báo chí (đối với trường hợp cơ quan báo chí muốn thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên ấn phẩm báo chí) đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận việc thay đổi (khoản 3 Điều 6 Thông tư 48/2016/TT-BTTTT).

Lưu ý:

Các nội dung thay đổi theo Điều 20 Luật báo chí:

  • Chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày thay đổi địa Điểm trụ sở chính, điện thoại, fax,thư điện tử, thời gian phát hành, đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối Internet, cơ quan báo chí phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
  • Khi thay đổi tên gọi cơ quan chủ quản báo chí, tên gọi cơ quan báo chí; tôn chỉ, Mục đích; tên gọi ấn phẩm báo chí, phụ trương, chuyên trang của báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình; địa Điểm phát sóng, địa Điểm trụ sở gắn với trung tâm tổng khống chế; phương thức truyền dẫn, phát sóng; thời lượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên miền của chuyên trang và báo điện tử, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung giấy phép.
  • Khi thay đổi hình thức trình bày, vị trí của tên ấn phẩm báo chí, phụ trương; biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; kỳ hạn xuất bản, số trang, khuôn khổ và những nội dung thay đổi không quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan chủ quản báo chí có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Xử phạt vi phạm hành chính

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi Hoạt động báo in không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định (điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 159/2013/NĐ-CP).

Kết luận: Khi tiến hành thủ tục Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in, các tổ chức, cá nhân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Luật báo chí 2016Nghị định 159/2013/NĐ-CP, Thông tư 48/2016/TT-BTTTT.

Chi tiết trình tự, hồ sơ, biểu mẫu, thực hiện tại đây

Thay đổi nội dung ghi trong giấy phép hoạt động báo in