TRÍCH NỘP TIỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP VÀ KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN

Posted on

Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và Kinh phí Công đoàn. Sau đây Dữ Liệu Pháp Lý sẽ cụ thể nội dung trên dựa theo Luật Công đoàn 2012, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Nghị định 191/2013/NĐ-CP, Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, Quyết định 595/QĐ-BHXH, Quyết định 888/QĐ-BHXH, Quyết định 174/QĐ-TLĐ như sau:

I. Mức lương để đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTNức lương để đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN

1. Mức lương tối thiểu

DOANH NGHIỆP THUỘC VÙNG Mức lương tối thiểu để tham gia BHXH, BHYT, BHTN (năm 2020)
Đối với lao động làm công việc đơn giản nhất (khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP) Đối với lao động đã qua đào tạo, học nghề (phải cộng thêm 7%) (điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP)
Vùng 1 4.420.000 4.729.400
Vùng 2 3.920.000 4.194.400
Vùng 3 3.430.000 3.670.100
Vùng 4 3.070.000 3.284.900

2. Mức lương tối đa 

– Mức lương cơ sở hiện nay: 1.490.000 (khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

– Mức lương tối thiểu vùng: quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Loại Bảo hiểm Quy định mức Giới hạn
BHXH, BHYT Không quá 20 lần mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 8 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) 20 * 1.490.000= 29.800.000
BHTN Không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng 20*“mức lương tối thiểu từng vùng” Vùng 1 20*4.420.000= 88.400.000
Vùng 2 20*3.920.000= 78.400.000
Vùng 3 20*3.430.000= 68.600.000
Vùng 4 20*3.070.000= 61.400.000

II. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN

1. Mức đóng, phương thức đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN

1.1. Trường hợp 1

1.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm (điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014):

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.1.2. Mức đóng

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình như sau (khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khoản 1 Điều 44 Luật An toàn Vệ sinh lao động 2015 và Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH):

– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

– 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Lưu ý:

Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bảo đảm điều kiện sau (Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):

– Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

– Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

– Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

1.2. Trường hợp 2

1.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động là công dân Việt Nam và là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí (điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

1.2.2. Mức đóng

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau (khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH và khoản 2 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):

– 0.5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

1.3. Trường hợp 3

Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (điểm i khoản 1 Điều 2, khoản 3 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

1.4. Trường hợp 4

Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc trường hợp người lao động là người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, trong đó, thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (khoản 3 Điều 85 và khoản 4 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

1.5. Trường hợp 5 

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng như sau (khoản 5 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014  khoản 3 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):

– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất;

– Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với từng trường hợp như sau (điểm a, b khoản 1 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP):

  • Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
  • Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP.

2. Mức đóng BHYT

2.1. Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do người lao động và người sử dụng lao động đóng

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm (khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014):

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội, không phải đóng bảo hiểm y tế.

2.2. Mức đóng

Mức đóng hằng tháng bằng 4.5% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 (3%) và người lao động đóng 1/3 (1.5%) (khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014).

Lưu ý:

– Trong thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng (khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014).

– Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

– Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

– Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

3. Mức đóng BHTN

Mức đóng BHTN bao gồm (Điều 57 Luật Việc Làm 2013  Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH):

– Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

– Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.

Tóm lại: Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT từ 15/7/2020

 Đối với người lao động Việt Nam

– Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.3%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.3%

10.5%

Tổng cộng 31.8%

– Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

14%

3%

0.5%

1%

3%

8%

1%

1.5%

21.5%

10.5%

Tổng cộng 32%

Đối với người lao động nước ngoài

Từ nay đến hết năm 2021:

– Trường hợp Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0.3%

3%

1.5%

6.3%

1.5%

Tổng cộng 7.8%

– Trường hợp Doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:

Người sử dụng lao động

Người lao động

BHXH

BHTN

BHYT

BHXH

BHTN

BHYT

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

HT

ÔĐ-TS

TNLĐ-BNN

3%

0.5%

3%

1.5%

6.5%

1.5%

Tổng cộng 8%

Từ ngày 01/01/2022, đối với lao động nước ngoài, bổ sung vào 02 bảng trên:

–  Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

– Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

(Ghi chú: quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ TNLĐ-BNN, BHTN, BHYT)

4. Phương thức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

4.1. Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước (khoản 1 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

4.2. Đóng 03 tháng hoặc 6 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đăng ký phương thức đóng 03 hoặc 06 tháng một lần với cơ quan BHXH; cơ quan BHXH phối hợp với cơ quan Lao động kiểm tra tại đơn vị trước khi quyết định phương thức đóng của đơn vị. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH (khoản 13 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH).

5. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

5.1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng (khoản 1 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

– Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.

– Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

Lcđi = Pcđi x k (đồng)            (1)

Trong đó:

* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).

* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcđi = Plki – Spsi (đồng)              (2)

Trong đó:

Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).

Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:

– Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

– Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

Ví dụ: 

Tính lãi chậm đóng đối với đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng:

Doanh nghiệp B đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 02/2016 Doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 200.000.000 đồng, nợ tiền đóng BHYT là 35.000.000 đồng; trong đó: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 2/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 2/2016 là 20.000.000 đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN bình quân năm 2016 là 6,39%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 6,5%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN như sau:

Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN: kbhxh = 2 x 6,39%/12= 1,0650%

Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT: kbhyt = 2 x 6,5%/12 = 1,0833%

Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp B tại thời điểm ngày 01/3/2016 như sau:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 1.065.000 đồng [(200.000.000 đồng – 100.000.000 đồng) x 1,0650%].

Tiền lãi chậm đóng BHYT là 162.495 đồng [(35.000.000 đồng – 20.000.000 đồng) x 1,0833].

Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu đối với doanh nghiệp M tại thời điểm tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng (1.065.000 đồng + 162.495 đồng).

Ví dụ: 

Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với đơn vị đóng theo phương thức đóng 03 tháng, hoặc 06 tháng một lần một lần (để đơn giản, dưới đây nêu ví dụ tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Việc tính lãi chậm đóng BHYT thực hiện tương tự).

Doanh nghiệp C đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đóng 03 tháng một lần (tháng đầu tiên theo phương thức đóng từ tháng 01/2016). Tính đến hết tháng 5/2016 Doanh nghiệp C còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN là 350.000.000 đồng, trong đó, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 4/2016 là 100.000.000 đồng, số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 5/2016 là 110.000.000 đồng.

Tại thời điểm tháng 5/2016 và tháng 6/2016 tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với Doanh nghiệp C như sau:

Theo công thức (2), số tiền chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải tính lãi (Pcđ6) mỗi tháng (tháng 5/2016 và tháng 6/2016) là: 140.000.000 đồng (350.000.000 đồng – 100.000.000 đồng – 110.000.000 đồng);

Giả sử lãi suất tính lãi BHXH tính theo Ví dụ 1 là 1,0650%, theo công thức (1) tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN tại tháng 5/2016 và tháng 6/2016 (Lcđ6) mỗi tháng là 1.491.000 đồng (140.000.000 đồng x 1,0650%).

Lưu ý:

– Số tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng, gồm: số tiền lãi chậm đóng lũy kế đến cuối tháng trước liền kề chuyển sang và số tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH (khoản 4 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Ví dụ:

Cũng Doanh nghiệp B nêu trên, giả sử đến hết tháng 3/2016 vẫn không nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (số tiền chuyển đóng là 0 đồng) thì sang tháng 4/2016, ngoài việc phải nộp tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đến hết tháng 02/2016 nêu trên là 235.000.000 đồng, tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh của tháng 3/2016 và tháng 4/2016 là 240.000.000 đồng, tiền lãi chậm đóng tính tại tháng 3/2016 là 1.227.495 đồng, Doanh nghiệp B còn phải nộp tiền lãi chậm đóng tính trên số tiền nợ lũy kế đến hết tháng 02/2016 là:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN là 2.130.000 đồng (200.000.000 đồng x 1,0650%);

Tiền lãi chậm đóng BHYT là 379.155 đồng (35.000.000 đồng x 1,0833%);

Tổng tiền lãi chậm đóng là 2.509.155 đồng (2.130.000 đồng + 379.155 đồng);

Tổng số tiền phải nộp trong tháng 04/2016 (tiền nợ và tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phát sinh, tiền lãi chậm đóng còn nợ và tiền lãi phát sinh) là 478.736.650 đồng (475.000.000 đồng + 1.227.495 đồng + 2.509.155 đồng).

Trường hợp đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị mất tích) đã được cơ quan BHXH chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh, khi đơn vị đề nghị giao dịch lại, ngoài số tiền nợ phải đóng và tiền lãi, còn phải đóng tiền lãi phát sinh của số tiền nợ phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ thời điểm đơn vị ngừng giao dịch theo mức lãi suất từng thời kỳ.

Ví dụ:

Đơn vị A không còn tại điểm đăng ký kinh doanh, cơ quan BHXH chốt số tiền nợ phải đóng là 50.000.000 đồng, nợ tiền lãi là 7.000.000 đồng từ tháng 01/2016. Tháng 07/2017 đơn vị tiếp tục tham gia, giả sử mức lãi suất BHXH, BHYT, BHTN năm 2016 là 1%/tháng; mức lãi suất BHXH, BHYT, BHTN năm 2017 là 1,2%/tháng, ngoài số tiền nợ phải đóng là 50.000.000 đồng và nợ tiền lãi là 7.000.000 đồng còn phải đóng số tiền lãi từ tháng 01/2016 đến 30/6/2017 là 9.600.000 đồng (=50.000.000 đồng x 1% x 12 tháng + 50.000.000 đồng x 1,2% x 6 tháng).

Lưu ý:

– Hằng năm, trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01, BHXH Việt Nam thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg (khoản 5 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

III. Trích nộp kinh phí công đoàn

2.1. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn 2012 là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm (Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP):
– Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
– Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
– Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
– Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2.2. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP).
Lưu ý:
– Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân (Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP).
2.3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn
Phương thức đóng kinh phí công đoàn quy định tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP

– Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
– Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.

III. Xử phạt vi phạm hành chính

Nếu có hành vi chậm đóng, đóng không đủ hoặc không đóng các loại bảo hiểm và kinh phí Công đoàn thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo từng hành vi với mức như sau (khoản 1 Điều 5, khoản 1, 2 Điều 37 và khoản 4, 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP và khoản 2, 3, 4 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP):

Mức xử phạt Hành vi
Bảo hiểm Xã hội bắt buộc, Bảo hiểm Thất nghiệp Phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng Chậm đóng;

Đóng không đúng mức quy định;

Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.

Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng Không đóng
Bảo hiểm Y tế Phạt tiền từ 600.000 đến 1.000.000 đồng Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng
Từ 1,000,000 đồng đến 60,000,000 đồng Không đóng, tùy theo số người lao động không được đóng
Từ 600,000 đồng đến 70,000,000 đồng Đóng không đủ số tiền phải đóng, tùy theo số tiền đóng còn thiếu
Kinh phí Công đoàn Phạt tiền với mức từ 24% đến dưới 30% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng Chậm đóng

Đóng không đúng mức quy định

Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng

Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng Không đóng

Kết luận: Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và Kinh phí Công đoàn quy định theo Luật Công đoàn 2012, Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Nghị định 191/2013/NĐ-CP, Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, Quyết định 595/QĐ-BHXH, Quyết định 888/QĐ-BHXH, Quyết định 174/QĐ-TLĐ.