Bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng đối với cá nhân là công chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cá nhân thuộc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ

 

Thủ tục Bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng đối với cá nhân là công chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cá nhân thuộc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ
Trình tự thực hiện – Cá nhân là công chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cá nhân thuộc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có nhu cầu là giám định viên tư pháp xây dựng cung cấp thông tin theo Phụ lục 1 kèm theo và các hồ sơ có liên quan theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp gửi về Bộ Xây dựng (Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là đơn vị được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp xây dựng);

– Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng;

– Trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng. Trường hợp từ chối phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do;

– Bộ Xây dựng đăng tải danh sách giám định viên tư pháp xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Cách thức thực hiện Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Xây dựng.
Thành phần số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ:

– Giấy đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng;

– Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm; bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề phù hợp với nội dung đề nghị bổ nhiệm;

– Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc;

– Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Cá nhân là công chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cá nhân thuộc đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Xây dựng;

– Cơ quan được ủy quyền thực hiện: Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu Giấy đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22/4/2014 của Bộ Xây dựng. Thông tư số 04/2014/TT-BXD
Yêu cầu, điều kiện thực hiện (1) Điều kiện chung đối với giám định viên tư pháp: công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau:

– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

(2) Điều kiện riêng đối với giám định viên tư pháp xây dựng

– Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng: Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.

– Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:

+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

+ Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;

+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;

+ Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.

– Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:

+ Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

+ Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.

Cơ sở pháp lý – Luật Giám định tư pháp năm 2012;

– Nghị định số 62/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

– Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22/4/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong hoạt động đầu tư xây dựng.

 

Số hồ sơ 2.001041 Lĩnh vực Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Cơ quan ban hành Bộ xây dựng Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.