Bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh

 

Thủ tục Bổ nhiệm Hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh
Trình tự thực hiện 1. Trường/trung tâm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc;

2. Đề xuất nhân sự:

a) Đối với nguồn nhân lực tại chỗ theo trình tự quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH:

– Hội đồng trường/tập thể lãnh đạo trung tâm thảo luận, lựa chọn và đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ chủ chốt trường/trung tâm, có thể giới thiệu từ 01 đến 03 người để lựa chọn.

– Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm; thông báo danh sách người được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác, nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển của người được giới thiệu đề nghị bổ nhiệm.

Hội nghị lấy ý kiến cán bộ chủ chốt về việc bổ nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, (phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo, không phải là căn cứ duy nhất để bổ nhiệm). Hội nghị bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 người không phải là những người được lấy phiếu tín nhiệm. Ban kiểm phiếu có trưởng ban và 02 thành viên. Biên bản kiểm phiếu phải có đầy đủ chữ ký của trưởng ban và 02 thành viên.

– Tổ chức hội nghị liên tịch do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trường/trung tâm chủ trì gồm: bí thư Đảng ủy (hoặc bí thư Chi bộ), tập thể lãnh đạo trường/trung tâm thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số thành viên trong hội nghị tán thành.

b) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác thực hiện theo trình tự quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6.

– Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh bổ nhiệm.

– Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh làm việc với cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được bổ nhiệm đang công tác để tìm hiểu, xác minh lý lịch của cán bộ và trao đổi, thống nhất ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm với cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đó đang công tác.

– Căn cứ kết quả tìm hiểu, xác minh lý lịch cán bộ và ý kiến của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác, cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh lấy ý kiến của cấp ủy cơ quan để thống nhất về việc bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết.

– Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và quyết định bổ nhiệm.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp
Thành phần số lượng hồ sơ 01 bộ hồ sơ bao gồm:

1. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ

a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm (mẫu số 1 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

b) Biên bản hội nghị cán bộ chủ chốt (mẫu số 2 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

c) Biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm (mẫu số 3 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

d) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm tự khai theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị bổ nhiệm kèm theo.

đ) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm đối với người được đề nghị bổ nhiệm (mẫu số 5 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

e) Ý kiến nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền địa phương nơi người được đề nghị bổ nhiệm cư trú.

2. Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác hoặc bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc đầu tiên của trường/trung tâm mới thành lập

a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm (mẫu số 6 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

b) Sơ yếu lý lịch của người được đề nghị bổ nhiệm tự khai theo mẫu 2a-BNV/2007 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và biểu mẫu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức; bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu 1 ban hành kèm theo Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận kèm theo.

c) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể cơ quan, đơn vị nơi cán bộ được đề nghị bổ nhiệm đang công tác (mẫu số 7 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

d) Ý kiến nhận xét của cấp ủy hoặc chính quyền địa phương nơi người được đề nghị bổ nhiệm cư trú

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh.
Cơ quan thực hiện Cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, hiệu trưởng trường trung cấp nghề, giám đốc trung tâm dạy nghề.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai a) Tờ trình đề nghị người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm (mẫu số 1 hoặc mẫu số 6 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

b) Biên bản hội nghị cán bộ chủ chốt (mẫu số 2 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

c) Biên bản hội nghị liên tịch đề nghị bổ nhiệm (mẫu số 3 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH);

d) Bản nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo trường/trung tâm đối với người được đề nghị bổ nhiệm (mẫu số 5 hoặc mẫu số 7 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH).

Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Theo quy định tại:

+ Khoản 1 Điều 45 Luật Dạy nghề:

“1. Giám đốc trung tâm dạy nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;

c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;

d) Đủ sức khỏe theo quy định.”

+ Khoản 1 Điều 46 của Luật Dạy nghề:

“1. Hiệu trưởng trường trung cấp nghề, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, đã qua giảng dạy hoặc tham gia quản lý dạy nghề ít nhất là 5 năm;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với hiệu trưởng trường trung cấp nghề; có bằng thạc sỹ trở lên đối với hiệu trưởng trường cao đẳng nghề;

c) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;

d) Đủ sức khỏe theo quy định.”

+ Điều 4, Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH:

“Điều kiện bổ nhiệm, công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề

“1. Đối với hiệu trưởng trường công lập: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ; thời gian bổ nhiệm mỗi nhiệm kỳ là 05 năm và không giữ quá hai nhiệm kỳ liên tục.

2. Đối với hiệu trưởng trường tư thục: Phải đảm bảo điều kiện không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; thời gian công nhận mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.”

+ Điều 5 Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH:

“Điều kiện bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề

1. Đối với giám đốc trung tâm công lập: Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ, thời gian bổ nhiệm mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.

2. Đối với giám đốc trung tâm tư thục: Phải đảm bảo điều kiện không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; thời gian công nhận mỗi nhiệm kỳ là 05 năm.”

Luật Dạy nghề

Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH

Cơ sở pháp lý Luật Dạy nghề; Thông tư số 42/2010/TT-BLĐTBXH

 

 

Số hồ sơ B-BDTBXH-BS005 Lĩnh vực Dạy nghề
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.