Cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng VLNCN

 

Thủ tục Cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng VLNCN
Trình tự thực hiện – Doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) – 25 Ngô Quyền;
– Cục kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, Cục thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục thẩm định nội dung hồ sơ, trường hợp cần thiết, thẩm tra thực tế. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cục cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp, nêu rõ lý do không cấp phép;
– Doanh nghiệp nhận Giấy phép trực tiếp tại Cục hoặc bằng đường bưu điện.
Cách thức thực hiện – Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng VLNCN (theo mẫu);
+ Báo cáo hoạt động sử dụng VLNCN trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự (nếu có thay đổi);
+ Bản sao Quyết định thành lập đơn vị, đăng ký kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có Giấy phép đầu tư (nếu có thay đổi);
+ Bản sao giấy phép hoạt động khoáng sản đối với các đơn vị hoạt động khoáng sản; giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các đơn vị hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu, giấy uỷ quyền thực hiện hợp đồng thi công công trình. Trong các giấy tờ trên phải ghi rõ nhu cầu sử dụng VLNCN (nếu có thay đổi);
+ Thiết kế nổ mìn đối với các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản quy mô công nghiệp, Phương án nổ mìn đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản, các hoạt động phục vụ mục đích sản xuất, đào tạo huấn luyện, nghiên cứu khoa học khác. Thiết kế hoặc phương án nổ mìn phải được lãnh đạo đơn vị duyệt (nếu có thay đổi);
+ Phương án nổ mìn (nếu có thay đổi);
+ Hồ sơ kho bảo quản, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển VLNCN thoả mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT (nếu có thay đổi);
+ Quyết định bổ nhiệm Người chỉ huy nổ mìn của Thủ trưởng đơn vị (nếu có thay đổi).
* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Các tổ chức có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Cơ quan thực hiện Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Không
Lệ phí – Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác trên biển và thềm lục địa: 2.500.000 đồng (hai triệu năm trăm nghìn đồng);
– Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ thi công, phá dỡ công trình: 2.000.000 đồng (hai triệu đồng);
– Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác trên đất liền: 1.750.000 đồng (một triệu bảy trăm năm mươi nghìn đồng);
– Thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phục vụ nghiên cứu, kiểm định, thử nghiệm: 1.000.000 đồng (một triệu đồng).
Quyết định số 64/2007/QĐ-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu đơn cấp phép hoạt động VLNCN Thông tư số 26/2012/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Là tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hoạt động những ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
– Có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định liên quan;
– Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thoả mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định tại Mục 6 Nghị định 39/2009/NĐ-CP; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
– Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
– Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
– Nghị định số 54/2012/NĐ-CP
– Thông tư số 23/2009/TT-BCT
– Thông tư số 26/2012/TT-BCT
– Quyết định số 64/2007/QĐ-BTC

Lệ phí ở thủ tục này đã hiết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 148/2016/TT-BTC.
Mẫu đơn, tờ khai ở thủ tục này đã hiết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 13/2018/TT-BCT.
Yêu cầu, điều kiện ở thủ tục này đã hiết hiệu lực, vui lòng xem tại Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BCT.

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.