Cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu

 

Thủ tục Cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu
Trình tự thực hiện Bước 1: Cơ sở có văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP.

Bước 2: Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho Cơ sở.

Cách thức thực hiện – Trực tiếp;

– Theo đường bưu điện;

– Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính);

– Thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính)

Thành phần số lượng hồ sơ a) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP (Theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT);

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp đổi của Cơ sở, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho Cơ sở.
Đối tượng thực hiện – Cá nhân (Chủ các Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu.

– Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu)

Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:

– Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);

– Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng);

– Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);

d) Cơ quan phối hợp: Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Thời hạn có hiệu lực: 03 năm (theo quy định của Luật ATTP)
Lệ phí Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính) Thông tư số 107/2012/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP (Theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thong tư 48/2013/TT-BNNPTNT Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Khi Giấy chứng nhận ATTP bị mất, hư hỏng, khi cơ sở có thay đổi hay bổ sung thông tin có liên quan và Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực
Cơ sở pháp lý – Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP

– Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP

– Nghị định số 199/2013/NĐ-CP

– Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT

 

Số hồ sơ B-BNN-01 Lĩnh vực Thủy sản
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.