Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu (CLC 1992)
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại ô nhiễm dầu (CLC 1992) | |
Trình tự thực hiện | a) Nộp hồ sơ TTHC:
– Chủ tàu gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu đến một trong các cơ quan sau đây: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phân cấp thực hiện công tác đăng ký tàu biển (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển). – Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận: Là tàu biển Việt Nam và tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài vận chuyển trên 2000 tấn dầu dưới dạng xô. b) Giải quyết TTHC: – Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký tàu biển nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định, vào sổ hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định. – Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính: Cơ quan đăng ký tàu biển nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định và vào sổ hồ sơ theo đúng ngày và dấu bưu điện. Ngày vào sổ hồ sơ là căn cứ để tính ngày cấp Giấy chứng nhận theo quy định. – Đối với hồ sơ không đúng quy định: Trường hợp chủ tàu nộp hồ sơ trực tiếp, Cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện hồ sơ theo quy định; trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển thông báo bằng văn bản đến chủ tàu đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. – Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ và trả kết quả trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính | |
Thành phần số lượng hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ:
– Đơn đề nghị của chủ tàu theo mẫu; – Bản chính đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo đảm tài chính phù hợp với quy định của Công ước CLC 1992; trường hợp việc bảo hiểm có tái bảo hiểm thì chủ tàu phải nộp cả bản gốc giấy chứng nhận của tổ chức nhận tái bảo hiểm liên quan; Trường hợp đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính, giấy chứng nhận tái bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ tàu được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử, chủ tàu phải cung cấp địa chỉ chính thức, hợp pháp trang thông tin điện tử của tổ chức đã cấp để kiểm tra; – Bản sao (chụp) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân | |
Cơ quan thực hiện |
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phân cấp thực hiện công tác đăng ký tàu biển; – Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phân cấp thực hiện công tác đăng ký tàu biển; – Cơ quan phối hợp: Không có |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng nhận | |
Lệ phí | 100.000 đồng/Giấy chứng nhận | Thông tư 189/2016/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đơn đề nghị của chủ tàu | Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Có đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính đáp ứng các quy định của Công ước CLC 1992 | Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT |
Cơ sở pháp lý | – Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT
– Thông tư số 29/2019/TT-BGTVT – Thông tư 189/2016/TT-BTC |
Số hồ sơ | 1.000563 | Lĩnh vực | Hàng hải - Xuất nhập khẩu |
Cơ quan ban hành | Bộ giao thông vận tải | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |