Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn- kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn- kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP | |
Trình tự thực hiện | 1.1.1. Nộp hồ sơ TTHC: a) Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP lập 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký kiểm tra theo quy định đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. b) Tại thời điểm đăng ký kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu phải cung cấp các tài liệu hồ sơ, riêng các giấy tờ dưới đây cung cấp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau: – Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu nộp khi đề nghị kiểm tra thực tế; – Bản sao Báo cáo thử nghiệm khí thải, Báo cáo thử nghiệm an toàn được bổ sung trước khi Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ chất lượng. c) Đối với Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, doanh nghiệp nộp bản sao trên hệ thống trực tuyến và nộp bổ sung bản chính cho Cục Đăng kiểm Việt Nam trước khi kiểm tra xe thực tế. 1.1.2. Giải quyết TTHC: a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra mà doanh nghiệp nhập khẩu nộp trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra đầy đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận vào Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu. Trường hợp hồ sơ đăng ký kiểm tra chưa đủ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề nghị doanh nghiệp nhập khẩu bổ sung. b) Kiểm tra xe: – Doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình ô tô để Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành việc kiểm tra tại địa điểm và thời gian đã đăng ký. – Nội dung kiểm tra xe được thực hiện theo quy định + Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định, cụ thể như sau: * Về hồ sơ: kiểm tra tính thống nhất của nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. * Về thực tế: thực hiện kiểm tra đối với xe được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. Nội dung kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. + Đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định, cụ thể như sau: * Về hồ sơ: kiểm tra tính đồng nhất về nội dung của các Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; kiểm tra tính thống nhất Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng với giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại trong cùng một kiểu loại ô tô, trong lô xe nhập khẩu doanh nghiệp khai báo. * Về thực tế: kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng xe trong lô xe nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký kiểm tra; kiểm tra tính đồng nhất của các xe thực tế cùng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu; lấy ngẫu nhiên mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu để đối chiếu các thông số kỹ thuật của xe thực tế với nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. * Cục Đăng kiểm Việt Nam lấy ngẫu nhiên 01 xe mẫu hoặc 02 xe mẫu (trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu dùng 01 mẫu để thử nghiệm an toàn và dùng 01 mẫu để thử nghiệm khí thải) đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu đã được kiểm tra để doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa xe đến các cơ sở thử nghiệm. Việc lấy mẫu phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình khi làm việc với cơ sở thử nghiệm. – Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày đăng ký kiểm tra xe thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu không xuất trình được xe theo hồ sơ đăng ký để kiểm tra thì Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tạm thời dùng các thủ tục chứng nhận với hồ sơ đó. Để tiếp tục được thực hiện việc kiểm tra thì doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục đăng ký lại từ đầu. c) Thử nghiệm mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại: Đối với ô tô chưa qua sử dụng, doanh nghiệp nhập khẩu tự đưa mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu mà Cục Đăng kiểm Việt Nam đã lấy mẫu đến cơ sở thử nghiệm để thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Kết quả thử nghiệm là căn cứ để Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ chất lượng. d) Cấp chứng chỉ chất lượng: Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nhận đủ tài liệu có liên quan để làm căn cứ chứng nhận, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ chất lượng (bản giấy hoặc bản điện tử) như sau: – Cấp giấy Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe trong toàn bộ lô xe nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Riêng đối với ô tô mẫu đưa đi thử nghiệm thì trong giấy Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu có ghi chú “Chiếc xe này đã dùng để thử nghiệm tại Việt Nam”. – Cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định đối với: các ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu có ít nhất một trong hai kết quả thử nghiệm về khí thải và kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn không đạt yêu cầu theo quy định; ô tô đã qua sử dụng có kết quả kiểm tra thực tế không đạt hoặc không được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam. – Cấp Thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT ngày 10/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đồng thời gửi đến cơ quan hải quan để giải quyết theo quy định. |
|
Cách thức thực hiện | – Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc – Thực hiện thủ tục đăng kiểm điện tử trên cổng thông tin một cửa quốc gia. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | * Hồ sơ đăng ký kiểm tra: a) Đối với ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng gồm: – Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định; – Bản sao giấy Chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; – Bản sao hóa đơn thương mại; – Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu); – Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định; – Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất; – Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử. b) Đối với ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng: – Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu theo mẫu quy định; – Bản sao giấy Chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; – Bản sao giấy Chứng nhận kiểu loại linh kiện của lốp, gương chiếu hậu, đèn chiếu sáng phía trước, kính được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; – Bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; – Bản sao tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; – Bản sao hóa đơn thương mại; – Bản sao Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe (cho kiểu loại chứng nhận lần đầu); – Bản chính Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu quy định;. – Bản sao tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật xe của nhà sản xuất; – Bản sao tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy; số, ngày, tháng, năm của Tờ khai đối với hồ sơ điện tử; – Bản sao Báo cáo thử nghiệm khí thải; – Bản sao Báo cáo thử nghiệm an toàn. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn không quá 04 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra và nhận đủ tài liệu có liên quan để làm căn cứ chứng nhận. | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cục Đăng kiểm Việt Nam; – Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có; – Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Đăng kiểm Việt Nam; – Cơ quan phối hợp: Không có. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | – Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu; – Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu; – Thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu. |
|
Lệ phí | – Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 50.000 đồng/01 Giấy chứng nhận; – Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi: 100.000 đồng/01 Giấy chứng nhận; – Giá dịch vụ kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu: 0.1% giá nhập khẩu/chiếc; nhưng không dưới 300.000 đồng/chiếc. |
Thông tư số 199/2016/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu; – Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu. |
Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Không có | |
Cơ sở pháp lý | – Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT – Thông tư số 199/2016/TT-BTC – Thông tư số 239/2016/TT-BTC |
Số hồ sơ | 1.005113 | Lĩnh vực | Đăng kiểm |
Cơ quan ban hành | Bộ giao thông vận tải | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.