Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống)

 

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đng vật thủy sản (đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống)
Trình tự thực hiện – Bước 1: Cơ sở sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ tới Chi cục Thú y.

– Bước 2: Chi cục thú y tiến hành thẩm định, thành lập Đoàn đánh giá thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở

– Bước 3: Kiểm tra tại cơ sở:

+ Kiểm tra theo các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

+ Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận

+ Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;

+ Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát

+ Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở

Cách thức thực hiện – Nộp hồ sơ trực tiếp

– Qua đường bưu điện

– Gửi Email (trường hợp gửi hồ sơ qua email, sau khi hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Cơ quan thú y, chủ cơ sở nộp lại hồ sơ bản chính cho Cục Thú y)

Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ:

– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

– Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

– Báo cáo kết quả giám sát theo quy định;

– Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có);

– Bản sao Giấy chứng nhận VietGAP còn hiệu lực (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện Cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy sản giống
Cơ quan thực hiện Chi cục Thú y.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính – Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.

– Thời hạn của Giấy chứng nhận: 05 năm.

Lệ phí – Lệ phí: 0 đồng

– Phí: 300.000 đồng

Thông tư số 285/2016/TT-BTC

 

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

– Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT);

Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Cơ sở sản xuất giống thủy sản:

+ Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;

+ Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

– Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm:

+ Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát.

+ Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

– Cơ sở đã thực hiện chương trình giám sát theo quy định, không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký.

Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT
Cơ sở pháp lý – Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT

– Thông tư số 285/2016/TT-BTC

– Thông tư số 283/2016/TT-BTC

 

Số hồ sơ 1.005327 Lĩnh vực Chăn nuôi - thú y
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.