Cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao | |
Trình tự thực hiện | – Tổ chức, cá nhân tiến hành thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo công nghệ cao tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao(sau đây viết tắt là cấp Giấy Chứng nhận);
– Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ và xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; – Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Văn phòng chứng nhận hoạt động công nghệ cao gửi công văn yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện; – Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu bổ sung, hoàn thiện, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện gửi về Văn phòng chứng nhận hoạt động công nghệ cao; – Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Văn phòng chứng nhận hoạt động công nghệ cao có trách nhiệm tổ chức thẩm định; – Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có biên bản kết luận thẩm định, Văn phòng chứng nhận hoạt động công nghệ cao trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận và gửi tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì thông báo lý do bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân.
|
|
Cách thức thực hiện | Tổ chức, cá nhân tiến hành thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo công nghệ cao tại Việt Namnộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện đến Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | – Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; + Bản chứng thực: Quyết định thành lập và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận tổ chức khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với cá nhân; + Thuyết minh về năng lực của cơ sở ươm tạo công nghệ cao; + Lý lịch khoa học của chuyên gia tư vấn có hợp đồng dài hạn với cơ sở ươm tạo công nghệ; danh sách các chuyên gia tư vấn; + Văn bản cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách sự nghiệp khoa học (báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 02 – 03 năm gần nhất; cam kết cho vay vốn hoặc bảo lãnh vay vốn của ngân hàng; cam kết về việc đóng góp vốn của các tổ chức tham gia cơ sở ươm tạo công nghệ cao). Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực, trang thiết bị, máy móc của cơ sở ươm tạo công nghệ cao, trường hợp sử dụng của các đơn vị liên kết, phải có các văn bản chứng minh năng lực của các đơn vị này; + Văn bản chứng minh hợp tác, liên kết của cơ sở ươm tạo công nghệ cao với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức tài chính, cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao trong nước và ngoài nước. – Số lượng hồ sơ: + 01 bộ hồ sơ gốc bằng ngôn ngữ Tiếng Việt (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 01 bản sao; + 01 bản điện tử ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu).
|
|
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy Chứng nhận và gửi cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận thì gửi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân. | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo công nghệ cao tại Việt Nam. | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhậncơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao cho tổ chức, cá nhân. | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đề nghị cấp Giấy Chứng nhận; (Tổ chức, Cá nhân)
– Thuyết minh năng lực cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; |
Thông tư số 27/2013/TT-BKHCN |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thành lập và vận hành cơ sở ươm tạo công nghệ cao nếu cơ sở ươm tạo công nghệ cao có đủ các điều kiện sau đây và có nhu cầu cấp Giấy Chứng nhận gửi hồ sơ về Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị cấp Giấy Chứng nhận.
– Công nghệ được ươm tạo trong cơ sở ươm tạo công nghệ cao phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. – Doanh nghiệp được ươm tạo trong cơ sở ươm tạo công nghệ cao là doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. – Hạ tầng kỹ thuật a) Có địa điểm đặt trụ sở gắn kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu như trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao; b) Có diện tích đảm bảo đủ cung cấp cho ít nhất 10 dự án ươm tạo đồng thời; c) Phòng thí nghiệm, phòng sản xuất thử nghiệm được trang bị các thiết bị thiết yếu đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm. Khuyến khích phòng thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007; d) Phòng hội thảo có sức chứa tối thiểu 25 người, được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phù hợp sử dụng tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế, cũng như sử dụng làm phòng họp, làm việc nhóm; đ) Có dịch vụ tra cứu cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế, gắn kết với các địa chỉ tra cứu cơ sở dữ liệu như VISTA của Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia; e) Có các thiết bị văn phòng dùng chung. – Đội ngũ quản lý Đội ngũ quản lý của cơ sở ươm tạo công nghệ cao phải có ít nhất 05 thành viên và đáp ứng các điều kiện sau: a) Có chứng chỉ đào tạo về quản lý ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, quản lý khoa học và công nghệ; b) Có kinh nghiệm về quản lý liên quan đến hoạt động ươm tạo. – Đội ngũ chuyên gia tư vấn Có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn có hợp đồng tư vấn dài hạn với cơ sở ươm tạo công nghệ cao trong mỗi lĩnh vực công nghệ ươm tạo, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing. Chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Trình độ chuyên môn: Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực tham gia tư vấn và đạt trình độ đại học trở lên, sử dụng thành thạo các công cụ phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực tư vấn; b) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn; c) Ưu tiên các chuyên gia trong cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ Khoa học và Công nghệ; khuyến khích các chuyên gia tư vấn nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam định cư ở nước ngoài. – Khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; – Có kế hoạch kinh doanh phát triển cơ sở ươm tạo công nghệ cao; – Các điều kiện khác. a) Có chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; b) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của cơ sở ươm tạo công nghệ cao. Khuyến khích cơ sở ươm tạo công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001:2010 về hệ thống quản lý môi trường; c) Khuyến khích cơ sở ươm tạo công nghệ cao đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 27001:2009 về hệ thống quản lý an toàn thông tin. |
Thông tư số 27/2013/TT-BKHCN |
Cơ sở pháp lý | – Luật Khoa học và Công nghệ
– Nghị định số 08/2014/NĐ-CP |
Số hồ sơ | 1.008059 | Lĩnh vực | Khoa học - Công nghệ |
Cơ quan ban hành | Bộ khoa học và công nghê | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |