Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận | |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký hoạt động công nhận chuẩn bị hồ sơ theo quy định và gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của: – Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, các tài liệu quy định chưa được chứng thực từ bản chính, tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính để đối chiếu. – Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, các tài liệu quy định, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao đã được chứng thực từ bản chính. – Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ). Bước 2: Xử lý hồ sơ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm định theo quy định: – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung. – Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức công nhận. Bước 3: Trả kết quả Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện. |
|
Cách thức thực hiện | Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký hoạt động công nhận; – Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; – Hệ thống tài liệu (tài liệu, quy trình đánh giá và các tài liệu khác liên quan) đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng quy định tại Điều 21 Nghị định 107/2016/NĐ-CP; – Thuyết minh về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của từng vị trí trong cơ cấu tổ chức; – Bản kế hoạch thực hiện hoặc kết quả thực hiện chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng; danh sách các tổ chức thử nghiệm thành thạo được tổ chức công nhận thừa nhận đối với chương trình công nhận đăng ký; – Bằng chứng chứng minh về việc đáp ứng yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế: + Trường hợp tổ chức công nhận là thành viên ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp tài liệu chứng minh việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau này kèm theo chương trình công nhận; + Trường hợp tổ chức công nhận chưa là thành viên ký kết thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế, tổ chức công nhận nộp bản cam kết xây dựng năng lực đáp ứng các yêu cầu và điều kiện của tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế để trở thành thành viên ký kết tham gia thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các tổ chức này trong vòng 04 (bốn) năm kể từ khi thành lập[1]. – Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật và kèm theo các tài liệu gồm: bản sao Quyết định tuyển dụng hoặc Hợp đồng lao động; bản sao chứng chỉ đào tạo (chuyên môn, hệ thống quản lý) tương ứng và tài liệu chứng minh kinh nghiệm đánh giá thực tế đối với từng chuyên gia[2]; – Mẫu quyết định công nhận, chứng chỉ công nhận và dấu (logo) công nhận của tổ chức; Số lượng hồ sơ: 01 bộ. [1]Sửa đổi theo khoản 11 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP [2]Bãi bỏ nội dung kê khai về kinh nghiệm công tác theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP. |
|
Thời hạn giải quyết | – Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức công nhận sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm tổ chức đoàn đánh giá và cấp Giấy chứng nhận. |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp trên lãnh thổ Việt Nam. | |
Cơ quan thực hiện | Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | – Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận. | |
Lệ phí | Theo quy định hiện hành của pháp luật về phí, lệ phí. | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đăng ký hoạt động công nhận(Mẫu kèm theo).
– Danh sách chuyên gia đánh giá trưởng, chuyên gia đánh giá, chuyên gia kỹ thuật(Mẫu kèm theo)[1]. [1]Thay thế bởi Mẫu số 12 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định số 154/2018/NĐ-CP |
Nghị định số 154/2018/NĐ-CP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký là đơn vị sự nghiệp khoa học, được thành lập theo hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
– Người thành lập, quản lý, điều hành tổ chức công nhận không được thành lập, quản lý, tham gia quản lý, điều hành hoặc làm đại diện theo pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp; – Có cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17011:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17011:2004; – Đáp ứng yêu cầu và điều kiện của một trong các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế quy định về hoạt động công nhận tương ứng với chương trình công nhận đăng ký; Trong vòng 04 năm kể từ ngày thành lập, tổ chức công nhận phải xây dựng năng lực đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản này để trở thành thành viên ký kết tham gia thoả thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp của các tổ chức công nhận khu vực hoặc quốc tế đối với các chương trình công nhận tương ứng[1]. – Có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá chính thức của tổ chức (viên chức hoặc lao động ký hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn), gồm 01 chuyên giá đánh giá trưởng trong mỗi chương trình công nhận và phải đáp ứng các điều kiện sau: + Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên trong đó đối với chuyên gia đánh giá trưởng, có ít nhất 02 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng; đối với chuyên gia đánh giá, có ít nhất 01 năm kinh nghiệm liên quan đến quản lý chất lượng, đánh giá năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp tương ứng[2]; + Được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu về đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) phù hợp với chương trình công nhận đăng ký; + Có kinh nghiệm thực hiện ít nhất 05 cuộc đánh giá công nhận theo các tiêu chuẩn công nhận phiên bản hiện hành (ISO/IEC 17025, ISO/IEC 17020, ISO 15189, ISO/IEC 17021, ISO/IEC 17065, ISO/IEC 17024 và các tiêu chuẩn tương đương khác) dưới sự giám sát của chuyên gia đánh giá trưởng đã được phê duyệt; + Chuyên gia đánh giá công nhận tổ chức thử nghiệm, tổ chức hiệu chuẩn, tổ chức giám định phải đáp ứng các yêu cầu khác quy định trong hướng dẫn ILAC-G11:07 của Hiệp hội công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC). [1]Sửa đổi theo khoản 9 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP [2]Sửa đổi theo khoản 10 Điều 3 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP |
Nghị định số 154/2018/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
– Nghị định số 127/2007/NĐ-CP – Nghị định số 154/2018/NĐ-CP |
Số hồ sơ | 1.003444 | Lĩnh vực | |
Cơ quan ban hành | Cấp thực hiện | ||
Tình trạng | Quyết định công bố |