Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn | |
Trình tự thực hiện |
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
|
Cách thức thực hiện | Trực tiếp, trực tuyến, dịch vụ bưu chính. | |
Thành phần số lượng hồ sơ |
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn (theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). – Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi (theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi). Số lượng: 1
|
|
Thời hạn giải quyết | Trực tiếp:
+ Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Trực tuyến: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc. + Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Dịch vụ bưu chính: + Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: 3 ngày làm việc + Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ. |
|
Đối tượng thực hiện | Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã | |
Cơ quan thực hiện | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu số 1 | |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 53 của Luật Chăn nuôi. + Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi. + Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. + Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi. + Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi. + Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại. – Chăn nuôi trang trại quy mô lớn: Từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên. (Điều 55 Luật Chăn nuôi; điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) | |
Cơ sở pháp lý | Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 (đã được sửa đổi, bổ sung);
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP , ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP , ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP, ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính |
Số hồ sơ | 1.008128 | Lĩnh vực | Chăn nuôi - thú y |
Cơ quan ban hành | Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |