Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
Thủ tục |
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường |
|
Trình tự thực hiện | Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức gửi 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường đến Bộ Tài nguyên và Môi trường theo hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ tài nguyên và Môi trường, số 10, đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội hoặc nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ (nếu có). Bước 3. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận |
|
Cách thức thực hiện | – Nộp hồ sơ: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. – Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được lập thành 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ bao gồm: – 01 bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP; – 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 127/2014/NĐ-CP và được sửa đổi tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP. |
|
Thời hạn giải quyết | Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. | |
Đối tượng thực hiện | Cơ quan quản lý về môi trường, tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. | |
Cơ quan thực hiện | – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tài nguyên và Môi trường. – Cơ quan trực tiếp thực hiện: Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Quyết định chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường kèm theo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo Mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT).
Văn bản thông báo về việc không cấp Giấy chứng nhận. |
|
Lệ phí | – Phí thẩm định hồ sơ: theo quy định của Thông tư 185/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường | Thông tư 185/2016/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Mẫu số 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường Mẫu số 2: Hồ sơ năng lực của Tổ chức đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. |
Nghị định 127/2014/NĐ-CP
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | * Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường – Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp trong đó có hoạt động quan trắc môi trường. – Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây: + Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận; + Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường; + Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường. – Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây: + Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất; + Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường; + Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường. – Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. * Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường – Có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây: + Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận; + Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 01 năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường; + Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm; + Người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường; + Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận. – Có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây: + Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất; + Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường; + Có quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất; + Có trụ sở làm việc để bảo đảm chất lượng công tác phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất; + Có các biện pháp bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn phòng cháy, chữa cháy và tuân thủ nghiêm ngặt việc thu gom, xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật. – Có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. |
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP
Nghị định số 107/2016/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Nghị định số 127/2014/NĐ-CP – Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT – Thông tư 185/2016/TT-BTC – Nghị định số 40/2019/NĐ-CP |
Số hồ sơ | 1.004880 | Lĩnh vực | Môi trường |
Cơ quan ban hành | Bộ tài nguyên và môi trường | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |