Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan

 

Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan
Trình tự thực hiện – Bước 1: Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

– Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra đối chiếu thông tin tàu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) được đăng tải trên website của Cơ quan thẩm quyền châu Âu (https://ec.europa.eu/fisheries/cfp/illegal_fishing/info), website của các Tổ chức nghề cá khu vực (RFMOs) hoặc thông báo từ Cơ quan thẩm quyền của các quốc gia khác. Trường hợp lô hàng nhập khẩu từ tàu IUU, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu không thực hiện việc kiểm dịch và báo cáo ngay về Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý.

Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:

+ Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;

+ Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.

– Bước 3: Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu

– Bước 4: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:

+ Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 14 của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;

+ Thực hiện theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 13 của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;

+ Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d khoản 3 và điểm a, b khoản 5 Điều 11 của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT; lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có) đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu;

+ Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng.

Cách thức thực hiện Qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp
Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ:

1) Khai báo trước khi hàng đến cửa khẩu

– Đơn theo Mẫu 03 TS phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

– Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch khi kiểm tra hàng hóa.

– Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp Vận tải đơn.

2) Khai báo trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan

* Đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu:

– Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 03 TS Phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

– Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản của nước ngoài. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa;

– Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);

– Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu có, thông báo triệu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, bảng kê danh mục hàng hóa) đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về.

* Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:

– Đơn theo Mẫu 03 TS phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT;

– Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

Thời hạn giải quyết – Tại cửa khẩu, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, thông báo cho chủ hàng để tiến hành kiểm dịch;

– Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: Không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm

– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

– Đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu (bao gồm cả sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài); sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về, trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;

– Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch.

Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận kiểm dịch
Lệ phí – Thông tư số 285/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y

– Thông tư số 44/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 285/2016/TT-BTC, Thông tư số 286/2016/TT-BTC

Thông tư số 285/2016/TT-BTC

Thông tư số 44/2018/TT-BTC

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn theo Mẫu 03 TS phụ lục V Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không quy định.
Cơ sở pháp lý – Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;

– Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT

– Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT

– Thông tư số 285/2016/TT-BTC

– Thông tư số 44/2018/TT-BTC

 

Số hồ sơ 2.001542 Lĩnh vực Chăn nuôi - thú y
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.