Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu; kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu | |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch hoặc gửi đồng thời hồ sơ khai báo kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
* Trường hợp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu: Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định. Bước 3: Kiểm tra và lấy mẫu kiểm tra. Trường hợp lô hàng (sản phẩm động vật) nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn lấy mẫu kiểm tra. Bước 4: cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu nếu đạt yêu cầu và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến. * Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan Bước 2: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm động vật nhập khẩu như sau: Kiểm tra hồ sơ khai báo, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định; Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến; Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc. Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định. (Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra). Bước 3. Tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu. Trường hợp chỉ tiêu kiểm dịch trùng với chỉ tiêu kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tổ chức xét nghiệm chỉ tiêu đó. Trường hợp chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật chưa có bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, chủ hàng bổ sung trong thời gian kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra. B3.1. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có thời hạn (không áp dụng chế độ này đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh): – Kiểm tra hồ sơ, không kiểm tra cảm quan và không lấy mẫu để đánh giá sự phù hợp trong thời hạn 06 tháng. – Giám sát hàng hóa, có thể tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên hàng hóa nhập khẩu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm về chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt. – Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. B3.2 Kiểm tra giảm chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có thời hạn (không áp dụng chế độ này đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh): – Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra cảm quan để đánh giá sự phù hợp của hàng hóa về các thông tin trong hồ sơ so với ghi trên nhãn hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo; độ nguyên vẹn, dạng, màu sắc của hàng hóa. Thời hạn áp dụng kiểm tra giảm là 12 tháng. Chỉ lấy mẫu kiểm tra chất lượng hàng hóa đối với chế độ kiểm tra này trong trường hợp phát hiện thấy hàng hóa không phù hợp với hồ sơ, có dấu hiệu mất an toàn và không đảm bảo chất lượng như mốc ẩm ướt, bao bì không còn nguyên vẹn, dạng, màu sắc khác với mô tả, có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng, an toàn của sản phẩm hoặc là lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên theo yêu cầu của quy trình giám sát chất lượng hàng hóa. Nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng thì tiến hành các biện pháp xử lý như đối với những lô hàng vi phạm chất lượng và kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt ngay việc kiểm tra giảm có thời hạn tại thời điểm đó và chuyển sang chế độ kiểm tra chặt. – Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để tiến hành kiểm tra theo quy định B3.3. Kiểm tra thông thường về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu: – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Thú y xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. – Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Thú y xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, trong đó có thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra. – Lấy mẫu đại diện để phân tích tối thiểu 01 chỉ tiêu an toàn và 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Riêng đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh, phải kiểm tra tất cả các loại kháng sinh có trong sản phẩm. B3.4. Kiểm tra chặt về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu: – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Thú y xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. – Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Thú y xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, trong đó có thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra. – Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra cảm quan và lấy mẫu tất cả các lô sản xuất để phân tích tối thiểu 50% các chỉ tiêu an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và tối thiểu 50% các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu khác (nếu có) theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chế độ kiểm tra chặt được áp dụng liên tục trong 03 lần nhập khẩu. B3.5. Kiểm tra xác nhận chất lượng đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về: – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Thú y xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. – Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Thú y xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng, trong đó có thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra. Bước 4: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy xác nhận chất lượng trực tiếp cho chủ hàng hoặc gửi trên cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên cổng thông tin một cửa quốc gia). |
|
Cách thức thực hiện | ||
Thành phần số lượng hồ sơ | * Thành phần hồ sơ:
3.1. Trường hợp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu, hồ sơ gồm: – Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT. – Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (giấy này được miễn trong trường hợp nhập khẩu sản phẩm động vật với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg). – Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải có Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y; 3.2. Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan, hồ sơ gồm: – Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (có thể bổ sung trong thời gian kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; giấy này được miễn trong trường hợp nhập khẩu sản phẩm động vật với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg). – Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu để gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải có Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y. * Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản bổ sung thêm: – Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP); – Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu). – Bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn đến tổ chức được chỉ định để xác nhận việc miễn kiểm tra vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng cho từng lô hàng nhập khẩu (theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP) làm điều kiện để thông quan hàng hóa. * Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và áp dụng chế độ kiểm tra giảm chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản bổ sung thêm: – Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP); – Giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường (bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu) hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc của phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (bản chính hoặc bản sao chứng thực); – Bản sao chứng thực văn bản áp dụng chế độ kiểm tra giảm có thời hạn * Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và áp dụng chế độ kiểm tra thông thường và kiểm tra chặt chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản bổ sung thêm: – Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; – Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), nhãn sản phẩm của nhà sản xuất; bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; – Báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhập khẩu trước đó và kế hoạch tiêu thụ số lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. * Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng đối với chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về bổ sung thêm: – Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; – Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, giấy xác nhận chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về. * Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | 4.1. Trường hợp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu:
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo hợp lệ: thông báo cho tổ chức, cá nhân về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định. 4.2. Trường hợp thực hiện đồng thời kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan – Miễn kiểm tra, kiểm tra giảm chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có thời hạn: – Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ: có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân nhập khẩu về việc đồng ý miễn hoặc giảm kiểm tra chất lượng có thời hạn và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong trường hợp không được áp dụng chế độ miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. – Kiểm tra thông thường, kiểm tra chặt về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu; kiểm tra đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về: – Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xem xét và hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định. – Trường hợp đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và thông báo cho doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra. * Đối với động vật nhập khẩu, thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch. |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân | |
Cơ quan thực hiện | Kiểm dịch: Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản: Cục Thú y |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản | |
Lệ phí | – Mục III Biểu phí, lệ phí trong công tác Thú y ban hành kèm theo Thông tư số 285/2016/TT-BTC;
– Điều 3 Thông tư số 44/2018/TT-BTC – Phụ lục II Biểu khung giá dịch vụ chẩn đoán thú y kèm theo Thông tư số 283/2016/TT-BTC |
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT.
– Đơn đề nghị kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có thời hạn (theo Mẫu số 20 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP); – Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; – Báo cáo tình hình nhập khẩu và tiêu thụ lô hàng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhập khẩu trước đó và kế hoạch tiêu thụ số lượng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. |
Nghị định số 39/2017/NĐ-CP
Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | * Đối với động vật:
– Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam; – Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam. * Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm: – Có nguồn gốc từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam – Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam; – Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam. * Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm: – Được lấy từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam; – Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam; – Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam. * Chế độ kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau: – Là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó; – Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; hoặc của phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá và thừa nhận. * Chế độ miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: là thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giảm trong thời gian không quá 12 tháng trước đó. |
Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT |
Cơ sở pháp lý | – Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội;
– Nghị định số 39/2017/NĐ-CP – Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT – Thông tư số 285/2016/TT-BTC – Thông tư số 283/2016/TT-BTC – Thông tư số 44/2018/TT-BTC – Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT |
Số hồ sơ | 1.003113 | Lĩnh vực | Chăn nuôi - thú y |
Cơ quan ban hành | Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |