Cấp Giấy chứng nhận Tổ chức huấn luyện bay (Mức 1)
Thủ tục | Cấp Giấy chứng nhận Tổ chức huấn luyện bay (Mức 1) | |
Trình tự thực hiện | a) Nộp hồ sơ TTHC:
– Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận Tổ chức huấn luyện bay (Mức 1) (Flight Training Organization-FTO) và các năng định khai thác nộp đơn đề nghị kèm theo hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tiến hành khóa huấn luyện. b) Giải quyết TTHC: – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện bay, Cục HKVN sẽ thẩm định tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định cho người đề nghị. Trong trường hợp hồ sơ đề nghị không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ, người làm đơn phải bổ sung và thời gian phê chuẩn tổ chức huấn luyện sẽ chỉ được tính kể từ khi hồ sơ đã được bổ sung theo yêu cầu. – Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo về tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện bay, Cục HKVN sẽ lập kế hoạch thực hiện các công việc kiểm tra tài liệu, kiểm tra thực tế và thông báo cho người làm đơn để thống nhất kế hoạch phê chuẩn. – Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi thống nhất kế hoạch thực hiện công việc kiểm tra tài liệu, kiểm tra thực tế, Cục HKVN sẽ hoàn tất các công việc kiểm tra đã thống nhất và cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nếu kết quả kiểm tra cho thấy người làm đơn hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu đối với các quy định của Phần 9 Thông tư 01./2011/TT-BGTVT. Trong trường hợp còn chưa đáp ứng các yêu cầu cụ thể, Cục HKVN sẽ thông báo kết quả cho người làm đơn và thống nhất thời hạn cho việc khắc phục các yêu cầu chưa được đáp ứng. Thời gian cần thiết cho việc khắc phục các yêu cầu chưa được đáp ứng sẽ được tính bổ sung vào thời gian phê chuẩn tổ chức huấn luyện. |
|
Cách thức thực hiện | – Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục HKVN; hoặc
– Nộp qua hệ thống bưu chính. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không theo mẫu;
– Các tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận; – Bản sao các tài liệu huấn luyện và tài liệu hoạt động bao gồm nội dung: đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, cán bộ phụ trách về huấn luyện phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Phần 9 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT; chương trình huấn luyện; Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy lý thuyết và thực hành. * Số lượng hồ sơ:01 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức. | |
Cơ quan thực hiện | Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam;
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có; Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay – Cục Hàng không Việt Nam; Cơ quan phối hợp: không có. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | – Giấy chứng nhận;
– Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện bay (Mức 1) với thời hạn không quá 36 tháng. |
|
Lệ phí | – Lệ phí: 20.000.000đ;
– Phí: Không có. |
Thông tư số 169/2010/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đề nghị cấp/cấp lại/sửa đổi/gia hạn Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức huấn luyện hàng không. | Thông tư 01/2011/TT-BGTVT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Tổ chức huấn luyện hàng không khi tiến hành tất cả hoặc từng khoá huấn luyện có sử dụng tàu bay phải:
a) Duy trì Văn phòng làm việc tại Trụ sở chính. Trụ sở chính không được dùng chung hoặc do tổ chức huấn luyện khác sử dụng. b) Có Chương trình huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn. Chương trình huấn luyện phải nêu rõ các nội dung: – Khoá học nào là cơ bản và khoá học nào dành cho chuyên môn; – Giáo trình nào thoả mãn các qui định của Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT; và + Giáo trình nào không thoả mãn các qui định của Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT. c) Có Danh mục các môn học của chương trình huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn bao gồm: – Đề cương cho mỗi giáo trình giảng dạy đề nghị phê chuẩn; – Các quy định tối thiểu về thiết bị huấn luyện bay và tàu bay đối với mỗi giáo trình đề nghị phê chuẩn; – Trình độ tối thiểu của giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra giảng dạy giáo trình đề nghị phê chuẩn; – Giáo trình huấn luyện ban đầu và huấn luyện định kỳ của giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra giảng dạy giáo trình đề nghị phê chuẩn; và – Đối với mỗi chương trình huấn luyện cấp giấy phép hoặc năng định ít hơn số giờ tối thiểu được qui định ở Phần 7 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT thì: + Phải thể hiện khả năng thực hiện huấn luyện với số thời gian cắt giảm; và + Có phương pháp giám sát, theo dõi năng lực của học viên. d) Các khóa huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn. đ) Có cán bộ quản lý được Cục HKVN chấp thuận, người này có trình độ chứng minh được khả năng trong lĩnh vực hàng không dân dụng, sẵn sàng cho các vị trí sau hoặc tương đương: – Quản lý huấn luyện; – Giáo viên hướng dẫn chính (đối với chuyên môn huấn luyện); – Đảm bảo chất lượng. Ghi chú: “Khả năng trong lĩnh vực hàng không dân dụng” có nghĩa là cá nhân phải có trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý được Cục HKVN chấp thuận đối với vị trí làm việc”. e) Có Tài liệu quy trình thực hiện và huấn luyện. g) Có Hệ thống đảm bảo chất lượng được Cục HKVN chấp thuận. Tổ chức huấn luyện có thể hợp đồng dịch vụ tổ chức kiểm tra chất lượng được Cục HKVN chấp thuận. h) Có giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra. Người được tổ chức huấn luyện hàng không sử dụng làm giáo viên hướng dẫn và giáo viên kiểm tra phải: – Từ 18 tuổi trở lên; – Có khả năng thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh tương đương mức 4 để hướng dẫn. Đối với mỗi giáo trình đề nghị phê chuẩn, người có Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không phải có đầy đủ đội ngũ giáo viên hướng dẫn có năng lực theo qui định để thực hiện các nhiệm vụ mà họ được ủy quyền. Mỗi tổ chức huấn luyện hàng không phải có đầy đủ đội ngũ giáo viên kiểm tra để thực hiện kiểm tra theo qui định và kiểm tra tốt nghiệp trong vòng 7 ngày sau khi hoàn thành huấn luyện cấp giấy phép hoặc năng định; hoặc cả hai loại. Những người nói trên có thể đảm đương ở cả 2 vị trí tại tổ chức huấn luyện hàng không miễn là họ có đủ khả năng cho mỗi vị trí theo qui định. Trừ trường hợp tổ chức huấn luyện hàng không là bộ phận của tổ chức có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay và thực hiện huấn luyện nội bộ, tổ chức huấn luyện hàng không không sử dụng giáo viên kiêm nhiệm với tỷ lệ quá 50%. Giáo viên do các tổ chức huấn luyện hàng không sử dụng cho mục đích huấn luyện phải có hồ sơ đầy đủ nêu trong Tài liệu họat động và tài liệu huấn luyện được Cục HKVN phê chuẩn. Tổ chức huấn luyện hàng không phải có đội ngũ nhân sự đủ năng lực, bao gồm các giáo viên hướng dẫn bay, giáo viên dạy trên mặt đất được Cục HKVN cho phép và người có giấy phép lái máy bay thương mại với năng định nhẹ hơn không khí, nếu áp dụng, và giáo viên hướng dẫn chính có đủ trình độ và tay nghề thực hiện nhiệm vụ được uỷ quyền đối với mỗi khoá huấn luyện đựơc phê chuẩn. Tổ chức huấn luyện hàng không có thể cho phép giáo viên hướng dẫn bay và giáo viên kiểm tra bay đáp ứng được các qui định về kinh nghiệm sử dụng thiết bị huấn luyện bay mô phỏng nếu thiết bị huấn luyện đó được sử dụng trong khoá huấn luyện được phê chuẩn. Mỗi giáo viên hướng dẫn trên mặt đất hoặc giáo viên hướng dẫn bay phải có năng định giáo viên hướng dẫn bay, giáo viên hướng dẫn trên mặt đất hoặc giấy phép lái máy bay thương mại với năng định nhẹ – hơn – không khí, nếu áp dụng với các năng định đối với khoá huấn luyện được phê chuẩn và tàu bay sử dụng cho khoá huấn luyện đó. Cơ sở vật chất của tổ chức huấn luyện hàng không và môi trường làm việc phải phù hợp với nhiệm vụ thực hiện và được Cục HKVN chấp thuận. Tổ chức huấn luyện hàng không phải cung cấp cơ sở vật chất và các trang thiết bị, tài liệu theo các tiêu chuẩn của qui định hiện hành về cấp Giấy chứng nhận và năng định. Tổ chức huấn luyện hàng không phải có thông tin, thiết bị, thiết bị huấn luyện và tài liệu cần thiết để tiến hành các khoá huấn luyện mà tổ chức được phê chuẩn. Tổ chức huấn luyện hàng không không được thay đổi lớn về cơ sở vật chất, thiết bị hoặc tài liệu đã được phê chuẩn cho chương trình huấn luyện cụ thể trừ khi thay đổi đó được Cục HKVN phê chuẩn trước. Tổ chức huấn luyện hàng không phải đảm bảo lớp học và các phòng thảo luận: – Sử dụng cho các mục đích giảng dạy đủ hệ thống chiếu sáng, thông thoáng phù hợp với khí hậu địa phương, vệ sinh và đảm bảo cho sức khoẻ; và – Không làm cho học viên mất tập trung bởi khai thác bay và khai thác bảo dưỡng ở sân bay. Tổ chức huấn luyện hàng không thực hiện huấn luyện bay cho người lái phải thể hiện luôn sử dụng địa điểm giảng bình đặt tại mỗi sân bay nơi bắt đầu thực hiện các chuyến bay huấn luyện đó là: – Thích hợp với các học viên đợi đến lượt tham gia huấn luyện bay; – Chuẩn bị và bố trí thiết bị giảng bình cho người lái; và Đối với tổ chức huấn luyện hàng không thực hiện các khoá huấn luyện năng định thiết bị hoặc người lái bay khai thác thương mại, thì phải trang bị từ phương tiện liên lạc phù hợp cho đến thông tin về thời tiết và kế hoạch bay. Tổ chức huấn luyện hàng không mức 1 hoặc mức 2 phải thể hiện mỗi thiết bị huấn luyện, kiểm tra bay có đủ tiêu chuẩn và được Cục HKVN phê chuẩn cho: – Các hình thái và phương thức mô phỏng theo loại, mẫu, bộ hoặc một loạt tàu bay áp dụng; và – Mỗi giáo trình hoặc khoá huấn luyện có sử dụng thiết bị huấn luyện bay mô phỏng nếu giáo trình hoặc khoá huấn luyện đó đáp ứng qui định của qui chế này Tổ chức huấn luyện hàng không mức 1 phải duy trì sử dụng sân bay tiến hành huấn luyện và sân bay đó phải có đường cất hạ cánh thích hợp và các thiết bị cần thiết. Sân bay để thực hiện huấn luyện bay với các điều kiện sau đây: – Ít nhất có một đường cất hạ cánh hoặc khu vực cất cánh cho phép tàu bay huấn luyện thực hiện cất cánh và hạ cánh bình thường với trọng tải cất cánh tối đa cho phép dưới các điều kiện sau đây: + Tốc độ gió không lớn hơn 5 knot; + Nhiệt độ bằng nhiệt độ của tháng nóng nhất trong năm tại khu vực khai thác; + Có thể khai thác động cơ, càng và cánh tà được thả theo khuyến cáo của nhà sản xuất trong trường hợp áp dụng; và + Trong trường hợp cất cánh: * Nhẹ nhàng chuyển từ giai đoạn nhấc bánh sang giai đoạn lấy độ cao không cần thêm thao tác nào nữa; và * Tĩnh không tại vệt cất cánh ít nhất là 50 feet. – Ở dưới đất có thể nhìn thấy được thiết bị chỉ hướng gió từ cuối đường cất hạ cánh; – Thiết bị không lưu khi: + Sân bay không có đài kiểm soát khai thác; và + Không có chỉ dẫn về tốc độ gió và không lưu. – Ngoại trừ các chuyến bay huấn luyện ban đêm bằng thuỷ phi cơ phải có đèn cất hạ cánh không cố định của sân bay hoặc đèn tại nơi đậu thuỷ phi, nếu sân bay khai thác các chuyến bay huấn luyện vào ban đêm phải có đèn đường cất hạ cánh cố định; – Phải có đèn cất hạ cánh không cố định của sân bay hoặc đèn tại nơi đậu thuỷ phi cơ cho các chuyến bay huấn luyện ban đêm bằng thuỷ phi cơ nếu được Cục HKVN phê chuẩn. Về tàu bay – Người xin cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không đạt mức 1 phải đảm bảo mỗi tàu bay dùng cho hướng dẫn bay và các chuyến bay đơn: + Ngoại trừ các chuyến bay hướng dẫn bay và bay đơn trong chương trình huấn luyện khai thác máy bay nông nghiệp, bay tời cẩu và các khai thác tương tự, tàu bay được Cục HKVN cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay hoặc các tàu bay có Giấy chứng nhận nước ngoài tương đương Giấy chứng nhận tiêu chuẩn đủ điều kiện bay Việt Nam được Cục HKVN chấp thuận; + Mỗi tàu bay được bảo dưỡng và kiểm tra phù hợp với các quy định của Phần 4 Thông tư 01/2011/TT-BGTVT; và + Mỗi tàu bay được trang bị theo quy định về cầu hình huấn luyện đối với các khoá huấn luyện được phê chuẩn. – Người xin cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không phải đảm bảo mỗi tàu bay dùng để huấn luyện bay tối thiểu phải là loại tàu bay có hai chỗ ngồi dễ dàng kiểm soát được công suất động cơ và cần lái và khai thác theo phương thức quy ước từ hai vị trí lái. – Tổ chức huấn luyện hàng không có thể sử dụng máy bay với cần điều khiển ví dụ như điều khiển bánh lái mũi, các công tắc, van chọn nhiên liệu và kiểm soát dòng khí động cơ và khai thác theo phương thức được quy ước từ hai vị trí lái trong quá trình huấn luyện bay nếu tổ chức huấn luyện hàng không xác định được công tác hướng dẫn bay có thể được thực hiện một cách an toàn tính cả vị trí kiểm soát và khai thác không theo qui ước chung hoặc cả hai trường hợp. – Tổ chức huấn luyện hàng không phải đảm bảo mỗi tàu bay dùng trong huấn luyện liên quan đến khai thác qui tắc bay bằng thiết bị đều được trang bị và bảo dưỡng để khai thác bay bằng thiết bị. – Cục HKVN có thể phê chuẩn tàu bay với Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay hạn chế sử dụng trong khai thác tàu bay nông nghiệp, khai thác nổi bên ngoài, kiểm tra người lái và các khoá khai thác đặc biệt, nếu việc sử dụng huấn luyện không vi phạm về khai thác tàu bay. Tổ chức huấn luyện hàng không mức 1 được phê chuẩn cho việc huấn luyện tiếp viên phải có thiết bị mô phỏng, hiện thị và giáo cụ phù hợp với danh sách các môn học của chương trình huấn luyện được phê chuẩn. Ghi chú: Đối với các yêu cầu, điền kiện phải được Cục HKVN phê chuyển hoặc chấp thuận, Cục HKVN xem xét, phê chuẩn đồng thời trong quá trình cấp Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện mức 1. |
Thông tư 01/2011/TT-BGTVT |
Cơ sở pháp lý | – Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
– Thông tư 01/2011/TT-BGTVT – Thông tư số 169/2010/TT-BTC |
Thông tư số 169/2010/TT-BTC đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 193/2016/TT-BTC
Số hồ sơ | BS-BGTVT-HK-0015 | Lĩnh vực | Hàng không |
Cơ quan ban hành | Bộ giao thông vận tải | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |