Cấp giấy phép cho các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ các trường hợp sau: a) các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi

 

Thủ tục Cấp giấy phép cho các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trừ các trường hợp sau: a) các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe cơ giới dùng cho người tàn tật; b) xe cơ giới đi trên đường giao thông công cộng trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; c) Xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi kết hợp đường giao thông công cộng có trọng tải, kích thước phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế của công trình thủy lợi
Trình tự thực hiện – Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Hoàn chỉnh hồ sơ: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin phép để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Kiểm tra thực tế hiện trường: Sau ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết.
– Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cách thức thực hiện – Trực tiếp
– Qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ * Hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo mẫu;
– Bản sao chụp Sổ đăng kiểm xe mang theo bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
– Sơ họa vị trí khu vực tiến hành các hoạt động đề nghị cấp phép;
– Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hoạt động đến việc vận hành và an toàn của công trình thủy lợi;
– Văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
* Số lượng: 02 bộ (01 bộ chính và 01 bộ sao chụp).
Thời hạn giải quyết Thời hạn cấp giấy phép: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện – Cá nhân
– Tổ chức
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW phân cấp theo điểm b khoản 1- khoản 2 Điều 7 Quyết định 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004; Quyết định 62/QĐ-BNN ngày 28/6/2007
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
d) Cơ quan phối hợp: Không
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính – Giấy phép;
– Thời hạn của giấy phép phụ thuộc vào tính chất của từng hoạt động.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT). Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý – Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH
– Nghị định 143/2003/NĐ-CP
– Nghị định số 72/2007/NĐ-CP
– Quyết định 55/2004/QĐ-BNN
– Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg
– Thông tư số 21/2011/TT- BNNPTNT

Mẫu đơn, tờ khai ở thủ tục này đã hết hiệu lực và chưa có văn bản thay thế.

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Thủy lợi
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.