Cấp Giấy phép hoạt động xuất, nhập khẩu điện

 

Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động xuất, nhập khẩu điện
Trình tự thực hiện – Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực trực tuyến được thực hiện theo hướng dẫn trên cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương, cụ thể như sau:

• Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thực hiện đăng ký tài khoản trên cổng Dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ: http://online.moit.gov.vn; sử dụng tài khoản đã đăng ký để khai báo và gửi hồ sơ trực tuyến;

• Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ trên cổng Dịch vụ công trực tuyến, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực không qua trực tuyến được thực hiện như sau:

• Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ. Trong văn bản thông báo, phải nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan để hoàn thiện hồ sơ;

• Trong thời hạn 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu và các thông tin liên quan của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải bổ sung, sửa đổi số liệu, tài liệu, các thông tin liên quan và trả lời bằng văn bản.

• Trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép không sửa đổi, bổ sung hồ sơ và trả lời bằng văn bản, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền trả lại hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực;

• Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra tại cơ sở (nếu cần thiết) và cấp giấy phép hoạt động điện lực.

– Trong quá trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế nếu thấy tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, cơ quan cấp giấy phép có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép bổ sung để đáp ứng điều kiện hoặc từ chối cấp giấy phép bằng văn bản (nêu rõ lý do).

– Trước khi giấy phép hoạt động điện lực hết thời hạn sử dụng 60 ngày, đơn vị điện lực được cấp giấy phép có nhu cầu tiếp tục hoạt động phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực và thực hiện trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Cách thức thực hiện Hình thức nộp hồ sơ được quy định như sau:

– Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Công Thương và Cục Điều tiết điện lực: Thực hiện trên cổng Dịch vụ công trực tuyến.

– Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Thành phần số lượng hồ sơ – Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BCT .

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận thành lập của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép.

– Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh, quản lý kỹ thuật theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BCT ; bản sao bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp, thẻ an toàn điện của người có tên trong danh sách.

– Bản sao Quyết định phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài và phương án đấu nối lưới điện đã được phê duyệt để mua, bán điện với nước ngoài; bản sao hợp đồng xuất, nhập khẩu điện hoặc bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài.

– Sơ đồ nguyên lý lưới điện liên quan đến điểm mua, bán điện và Quy trình phối hợp vận hành và xử lý sự cố lưới điện giữa bên mua điện và bên bán điện (nếu có).

– Bản sao tài liệu thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy tại các trạm biến áp theo quy định.

Số lượng bộ hồ sơ01 bộ

Thời hạn giải quyết 15 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và xuất, nhập khẩu điện.
Cơ quan thực hiện Cục Điều tiết điện lực
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép hoạt động điện lực
Lệ phí Theo quy định tại Thông tư số 167/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 10 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực Thông tư số 167/2016/TT-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BCT .

– Danh sách trích ngang cán bộ quản lý, vận hành theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BCT .

Thông tư số 12/2017/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Điều kiện chung

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gồm:

• Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

• Hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã;

• Hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

• Các tổ chức khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

– Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp phép.

– Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực hợp lệ.

– Nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Điều kiện cấp giấy phép xuất, nhập khẩu điện

– Chủ trương mua bán điện với nước ngoài được duyệt theo quy định tại Điều 22 Nghị định 137/2013/NĐ-CP .

– Phương án mua bán điện với nước ngoài được Cơ quan Điều tiết điện lực thẩm định.

– Người trực tiếp quản lý kinh doanh điện phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện, kinh tế, tài chính hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mua bán điện ít nhất 05 năm.

– Người trực tiếp quản lý kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc chuyên ngành tương tự và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện ít nhất 05 năm.

Nghị định 137/2013/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Nghị định số 137/2013/NĐ-CP

– Thông tư số 12/2017/TT-BCT

 

 

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Điện lực
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.