Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y

 

Thủ tục Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y
Trình tự thực hiện Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Cục Thú y; Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y nếu hồ sơ đạt yêu cầu; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện Trực tiếp
Thành phần số lượng hồ sơ * Thành phần hồ sơ:

– Đơn đăng ký cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

– Báo cáo kết quả đánh giá cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm

– Tài liệu kỹ thuật của từng loại thuốc khảo nghiệm bao gồm:

+ Tóm tắt đặc tính của sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

+ Thông tin kỹ thuật về chất lượng của sản phẩm;

+ Thông tin kỹ thuật về độ an toàn và hiệu lực của sản phẩm;

+ Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký);

+ Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của cơ quan kiểm nghiệm thuốc thú y được chỉ định tại Việt Nam cấp (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký);

+ Đề cương khảo nghiệm;

+ Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký và cơ sở khảo nghiệm (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký).

Thời hạn giải quyết 25 ngày làm việc
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Cục Thú y
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép khảo nghiệm hoặc công văn trả lời. Giấy phép khảo nghiệm có thời hạn 05 năm
Lệ phí 1.350.000/1 sản phẩm
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XV  ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

– Tóm tắt đặc tính của sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT;

Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Người phụ trách kỹ thuật của tổ chức khảo nghiệm phải có Chứng chỉ hành nghề thú y.

– Người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc thú y.

– Không trực tiếp đứng tên đăng ký hoặc không được nhận ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc thú y tại Việt Nam.

– Nơi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đáp ứng các Điều kiện sau đây:

+ Có hàng rào hoặc tường bao quanh bảo đảm ngãn chặn được người, động vật từ bên ngoài vào cơ sở;

+ Có nguồn nước sạch;

+ Có chuồng, ao, bể nuôi động vật với diện tích đảm bảo mật độ nuôi theo quy trình khảo nghiệm;

+ Có số lượng động vật đáp ứng được việc khảo nghiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; có nơi riêng biệt để nuôi động vật thí nghiệm, có hệ thống xử lý chất thải, nước thải có khu vực để xử lý xác động vật, bệnh phẩm.

+ Nơi sản xuất, chế biến và kho chứa thức ãn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hóa chất độc hại và có biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại;

+ Khu vực chuồng nuôi, ao, bể nuôi có nơi chứa thức ãn cách biệt và được thiết kế đáp ứng yêu cầu bảo quản.

Cơ sở pháp lý Luật thú y số 79/2015/QH13

– Nghị định số 35/2016/NĐ-CP

– Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT

– Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT

– Thông tư số 285/2016/TT-BTC

– Nghị định số 123/2018/NĐ-CP

 

Số hồ sơ 1.003537 Lĩnh vực Chăn nuôi - thú y
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.