Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.

 

Thủ tục Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động.
Trình tự thực hiện  

a) Chuyển hưởng trước khi có quyết định hưởng:

Bước 1: Trường hợp người lao động khi đăng ký thất nghiệp có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì phải đăng ký thất nghiệp theo quy định và làm đơn đề nghị chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đăng ký thất nghiệp.

Bước 2: Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đề nghị của người lao động và kèm theo đăng ký thất nghiệp của người lao động đó.

Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

b) Chuyển hưởng sau khi có quyết định hưởng:

Bước 1: Trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có nhu cầu chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải làm đơn đề nghị chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm giới thiệu chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đề nghị của người lao động.

Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận chuyển hưởng trợ cấp thất nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận và có văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp, kèm theo bản sao Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động; tiếp tục thực hiện các chế độ theo quy định cho người lao động.

Cách thức thực hiện Trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm.
Thành phần số lượng hồ sơ  

Thành phần hồ sơ:

– Chuyển hưởng trước khi có quyết định hưởng:

+ Đăng ký thất nghiệp.

+ Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

– Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:

+ Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

+ Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (bản sao) và bản sao các giấy tờ, hồ sơ có liên quan của người lao động.

 

Thời hạn giải quyết – Đối với chuyển hưởng trước khi có quyết định hưởng: 20 ngày.
Đối tượng thực hiện Người lao động thất nghiệp.
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy giới thiệu chuyển hưởng (Mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);
Lệ phí  không có.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Chuyển hưởng trong trường hợp sau khi có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Chuyển hưởng trong trường hợp trước khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Người lao động đang trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Cơ sở pháp lý – Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP

– Căn cứ Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH

 

Số hồ sơ B-BLĐTBXH-BS83 Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.