Cấp giấy phép sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp
Thủ tục | Cấp giấy phép sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp | |
Trình tự thực hiện | – Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép gửi 01 bộ hồ sơ về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất). – Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. – Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. – Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) có văn bản yêu cầu bổ sung. |
|
Cách thức thực hiện | – Qua Bưu điện. – Nộp trực tiếp tại Cục Hóa chất. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | Hồ sơ đề nghị bao gồm: – Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh. – Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. – Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy hoặc Biên bản kiểm tra đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan công an có thẩm quyền. – Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp. – Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm. – Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng. – Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn. – Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. – Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng. – Bản công bố hợp quy và kế hoạch giám sát định kỳ chất lượng hóa chất trên cơ sở trang thiết bị kiểm tra hóa chất hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực kiểm tra hóa chất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận. – Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hoá chất hạn chế sản xuất, kinh doanh. – Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh. – Bản kê khai nhân sự gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm. – Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. * Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất. | |
Cơ quan thực hiện | Cục Hóa chất – Bộ Công Thương. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy phép sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp. | |
Lệ phí | Theo quy định của Bộ Tài chính | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT – Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT |
Thông tư số 28/2010/TT-BCT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | – Thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2010/NĐ-CP: + Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hoá chất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành hoá chất; + Cán bộ chuyên trách quản lý an toàn hóa chất được đào tạo hoặc huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất; + Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất; + Cơ sở vật chất – kỹ thuật trong cơ sở sản xuất hóa chất phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 12 của Luật Hóa chất; + Có trang thiết bị phù hợp hoặc hợp đồng liên kết với đơn vị có đủ năng lực được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận để kiểm tra hàm lượng và các thành phần hóa chất; + Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hoá chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; + Có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. – Phải đảm bảo các điều kiện về quy hoạch, an toàn, an ninh, trật tự xã hội theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP: Đảm bảo các điều kiện về quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. |
Luật Hóa chất
Nghị định số 26/2010/NĐ-CP Nghị định số 108/2008/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Luật Hóa chất – Nghị định số 108/2008/NĐ-CP – Nghị định số 26/2010/NĐ-CP – Thông tư số 28/2010/TT-BCT – Thông tư 18/2011/TT-BCT – Thông tư 06/2015/TT-BCT |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 32/2017/TT-BCT
Yêu cầu, điều kiện ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Nghị định 25/2013/NĐ-CP, Nghị định 113/2017/NĐ-CP
Số hồ sơ | B-BCT-BS65 | Lĩnh vực | Hóa chất, dầu khí |
Cơ quan ban hành | Bộ công thương | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.