Cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Thủ tục | Cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác | |
Trình tự thực hiện | – Tổ chức, cá nhân lập 1 (một) bộ hồ sơ gửi Bộ Công Thương qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp. – Trong thời hạn không quá 3 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép. – Thời gian cấp Giấy phép là 20 (hai mươi) ngày làm việc, cụ thể: Bộ Công Thương lấy ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hồ sơ cấp Giấy phép trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế để cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. – Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, trong quá trình hoạt động cần bổ sung sản xuất phân hữu cơ, phân bón khác thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được sử dụng Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác, không phải có Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp khi tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác có nhu cầu sản xuất thêm phân bón vô cơ. |
|
Cách thức thực hiện | – Qua Bưu điện. – Nộp trực tiếp tại Bộ Công thương (Cục Hóa chất). |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | – Đơn đề nghị cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. – Giấy tờ, tài liệu đảm bảo điều kiện sản xuất phân bón vô cơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 29/2014/TT-BCT, cụ thể là các giấy tờ, tài liệu nêu tại hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ. – Giấy tờ, tài liệu đảm bảo điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. * Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. | |
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón. | |
Cơ quan thực hiện | Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác | |
Lệ phí | ||
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đề nghị cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT. – Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 29/2014/TT-BCT. |
Thông tư số 29/2014/TT-BCT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP: – Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp. – Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm: + Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón; + Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất; + Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón; + Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm; + Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; + Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan. – Yêu cầu về nhân lực: + Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; + Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón. |
Nghị định 202/2013/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Nghị định số 202/2013/NĐ-CP – Thông tư số 29/2014/TT-BCT – Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Nghị định 108/2017/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Nghị định 77/2016/NĐ-CP
Số hồ sơ | B-BCT-BS76 | Lĩnh vực | Hóa chất, dầu khí |
Cơ quan ban hành | Bộ công thương | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.