Cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

 

Thủ tục Cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) có hàng nguy hiểm gồm các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ và các chất ăn mòn (loại 5 và loại 8 theo Phụ lục I của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ) cần vận chuyển hoặcdoanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nộp hồ sơ xin cấp phép.

Nộp tạiSở Khoa học và Công nghệ.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Trong giờ hành chính vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ nghỉ)

Bước 2: Xử lý hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm xét hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp kèm theo báo hiệu nguy hiểm.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo bằng văn bản tới doanh nghiệp để bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung hồ sơ hoặc bổ sung hồ sơ nhưng không đáp ứng yêu cầu quy định, Sở Khoa học và Công nghệ từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho doanh nghiệp.

Bước 3: Trả kết quả

Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ hoặc theo đường bưu điện.

Cách thức thực hiện – Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (tên hàng hoá phải được ghi theo đúng tên gọi, mã số Liên hợp quốc UN theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 104/2008/NĐ-CP).

+ Bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh.

+ Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải.

+ Danh mục lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển, tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển.

+ Bản cam kết vận chuyển hàng nguy hiểm.

+ Lệnh điều động vận chuyển (đối với giấy phép cho vận chuyển nhiều chuyến hàng, nhiều loại hàng nguy hiểm).

+ Bản cam kết của người vận tải (trong trường hợp doanh nghiệp thuê phương tiện vận chuyển của doanh nghiệp khác).

+ Phiếu an toàn hóa chất.

+ Bản sao hợp lệ thẻ an toàn lao động của người điều khiển phương tiện, người áp tải được cấp theo quy định hiện hành kèm theo chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp;

+ Bản sao hợp lệ giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện phù hợp với phương tiện vận chuyển.

+ Bản sao hợp lệ giấy đăng ký phương tiện vận chuyển kèm theo giấy chứng nhận kiểm định phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp. Trường hợp doanh nghiệp có hàng nguy  hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển thì phải nộp kèm bản sao hợp lệ của hợp đồng thuê vận chuyển trong đó ghi chi tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện, biển kiểm soát, trọng tải).

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kiểm định bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm cần vận chuyển còn thời hạn hiệu lực (đối với các dụng cụ chứa chuyên dụng). Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác, doanh nghiệp phải nộp kèm bản sao hợp lệ các tài liệu sau: Tiêu chuẩn áp dụng đối với dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do doanh nghiệp công bố;  Phiếu kết quả thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng của dụng cụ chứa hàng nguy hiểm do tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp cấp.

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước (gọi tắt là doanh nghiệp) liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam.
Cơ quan thực hiện Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

– Danh sách phương tiện vận chuyển, người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

– Lịch trình vận chuyển, loại hàng nguy hiểm vận chuyển và tổng trọng lượng hàng nguy hiểm cần vận chuyển (Mẫu kèm theo).

– Bản cam kết vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

– Lệnh điều động vận chuyển hàng nguy hiểm (Mẫu kèm theo).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Đối với hàng nguy hiểm được gửi:

+ Việc đóng gói hàng nguy hiểm, bao bì, thùng chứa hóa chất nguy hiểm phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về bao gói hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp hoặc tiêu chuẩn quốc tế được Bộ Công Thương thừa nhận. Trường hợp sử dụng các dụng cụ chứa khác thì dụng cụ chứa hàng nguy hiểm phải có tiêu chuẩn áp dụng và phải được thử nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật với tiêu chuẩn đó.

+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải có:Nhãn hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa và các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa là hóa chất nguy hiểm;Dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hoá theo quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP.+ Có đầy đủ phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Đối với phương tiện vận chuyển:

+ Phương tiện vận chuyển của chính doanh nghiệp có hàng nguy hiểm cần vận chuyển hoặc của người vận tải được thuê vận chuyển phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải kiểm định, cấp phép lưu hành và còn thời hạn sử dụng.

+ Phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật cho việc vận chuyển hàng nguy hiểm do Bộ Công Thương quy định, cụ thể như sau:

Không dùng xe rơ móc để chuyên chở hàng nguy hiểm;

Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải có ca bin đủ chỗ cho 02 người ngồi gồm 01 lái xe và 01 người áp tải;

Người vận tải phải đảm bảo các yêu cầu về người điều khiển phương tiện, người áp tải, trang thiết bị phụ trợ và các biện pháp kỹ thuật đối với vận chuyển hàng nguy hiểm quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002;

Có dụng cụ phương tiện, trang thiết bị phòng cháy chữa cháy phù hợp đối với hàng nguy hiểm được vận chuyển do cơ quan Công an phòng chữa cháy quy định;

Có phương tiện che, phủ kín toàn bộ bộ phận chở hàng. Mép che phủ sau khi phủ kín các phía còn thừa ra ít nhất 20cm và có đủ các bộ phận gá buộc để có thể định vị chắc chắn khi vận chuyển;

Phương tiện che phủ phải đảm bảo chống được thấm nước và chống cháy;

Điện áp trong hệ thống của phương tiện vận chuyển không được vượt quá 24V.

Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm còn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khác như đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ Giao thông vận tải quy định.

+ Phương tiện vận chuyển phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại hàng, nhóm hàng vận chuyển. Nếu cùng một phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau tại một thời điểm thì trên phương tiện vận chuyển đó phải dán đủ các biểu trưng nguy hiểm của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.Bên dưới biểu trưng này phải dán báo hiệu nguy hiểm có hình dạng, kích thước, màu sắc quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 104/2009/NĐ-CP, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước của báo hiệu và mã số Liên hợp quốc (UN) quy định tại Phụ lục VII của Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể về việc xử lý phương tiện (xóa hoặc bóc các biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện; tẩy rửa, khử các hóa chất độc hại còn lại trên phương tiện,…) sau khi kết thúc đợt vận chuyển nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng nguy hiểm đó.

– Đối với người điều khiển phương tiện và người áp tải:

+ Người điều khiển phương tiện vận chuyển phải có giấy phép lái xe còn hiệu lực, phù hợp với hạng xe ghi trong giấy phép lái xe, đồng thời phải có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất do Bộ Công Thương cấp.

Người điều khiển phương tiện vận chuyển có trách nhiệm kiểm tra hàng nguy hiểm trước khi vận chuyển, phải đảm bảo an toàn vận chuyển theo quy định; chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và biển báo nguy hiểm theo quy định.

+Người áp tải phải được huấn luyện và có chứng chỉ chứng nhận đã được huấn luyện an toàn hóa chất mà mình áp tải do Bộ Công Thương cấp và chấp hành đầy đủ các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển.

Cơ sở pháp lý – Nghị định số 104/2009/NĐ-CP

– Thông tư số 25/2010/TT-BKHCN

 

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai của thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN

Yêu cầu, điều kiện thực hiện của thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư số 09/2016/TT-BKHCN

Số hồ sơ 2.001239 Lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê Cấp thực hiện Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.