Cấp lại chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất hoặc hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh

 

Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị mất hoặc hư hỏng chứng chỉ hành nghề hoặc bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh
Trình tự thực hiện Bước 1: Người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề gửi hồ sơ về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế;

Bước 2: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị

Bước 3: Bộ Y tế sẽ xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp lại chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình:

– Trường hợp đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định sẽ cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ.

– Trường hợp không đủ điều kiện để cấp lại chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4: Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị

Cách thức thực hiện Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
Thành phần số lượng hồ sơ 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:

1.1. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo mẫu 03- Phụ lục 02 kèm theo Thông tư 41/2011/TT-BYT

1.2. Hai ảnh 04 x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nộp đơn.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Cơ quan thực hiện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Chứng chỉ hành nghề
Lệ phí + Phí thẩm định cấp chứng chỉ hành nghề: 360.000 đồng+ Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề: 190.000 đồng Theo quy định của Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 8/01/2013 của Bộ Tài Chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Mẫu đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình Mẫu đơn 03 Phụ lục 02
Yêu cầu, điều kiện thực hiện 1. Điều kiện về văn bằng:a) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sỹ đa khoa và giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành y học gia đình có thời gian tối thiểu 3 tháng do cơ sở đào tạo được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận cấp;

b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sỹ đa khoa và một trong các văn bằng chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ về y học gia đình hoặc chứng chỉ đào tạo định hướng chuyên khoa y học gia đình được cấp tại Việt Nam hoặc công nhận tại Việt Nam.

2. Điều kiện về quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh:

Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thời gian 18 tháng theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình có thời gian 18 tháng liên tục trở lên tại bệnh viện đa khoa.

Đối với người có bằng bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo. Bản sao có chứng thực bằng bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng chuyên khoa y học gia đình được coi là giấy xác nhận thời gian thực hành. Riêng người có chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì ngoài thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo, phải có thêm giấy xác nhận thời gian thực hành liên tục để bảo đảm đủ 18 tháng.

3. Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

5. Các điều kiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

6. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình do nước ngoài cấp thì thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở pháp lý 1- Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009, Hiệu lực thi hành từ 01/01/2011

2- Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

3- Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hiệu lực thi hành từ 01/01/2012

4- Thông tư số 16/2014/TT-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2014, hướng dẫn thí điểm về bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ gia đình.

5- Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 8/01/2013 của Bộ Tài chính về Quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

 

 

Số hồ sơ 1.001932 Lĩnh vực Khám chữa bệnh
Cơ quan ban hành Bộ y tế Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.