Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Thủ tục | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón | |
Trình tự thực hiện | – Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
– Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ: a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung. – Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón + Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón, việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón theo quy định tại điểm i khoản 2 Điều 50 Luật Trồng trọt và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân biết tiếp tục hoàn thiện. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cục Bảo vệ thực vật để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. + Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
|
|
Cách thức thực hiện | a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | Nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
3.1. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn * Trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . c) Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt. đ) Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường. * Trường hợp hồ sơ không thay đổi thì tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . 3.2. Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ; b) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng). 3.3. Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ; b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi; c) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. 3.4. Trường hợp thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . c) Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất quy định tại điểm e khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt. d) Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường. đ) Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. 3.5. Trường hợp thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ; b) Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ; c) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp.
|
|
Thời hạn giải quyết | – 25 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn; thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)
– 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân) |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón | |
Cơ quan thực hiện | Cục Bảo vệ thực vật | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
– Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm. – Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận; thay đổi về địa điểm sản xuất phân bón; thay đổi về loại phân bón, dạng phân bón, công suất sản xuất trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón: Thời hạn Giấy chứng nhận theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp. |
|
Lệ phí | 2.500.000 đồng; đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón: 1.200.000 đồng. | Thông tư số 14/2018/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Mẫu số 07: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ;
– Mẫu số 09: Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . |
Nghị định số 84/2019/NĐ-CP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm:
a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng. b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP . c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất: có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón. d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón. đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học. |
Nghị định số 84/2019/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Điều 41 Luật Trồng trọt năm 2018;
– Điều 4, Điều 13, Điều 16, Điều 17, Điều 25 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP – Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp. |
Số hồ sơ | 1.007928 | Lĩnh vực | Trồng trọt và bảo vệ thực vật |
Cơ quan ban hành | Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |