Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 

Thủ tục
Trình tự thực hiện – Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật) nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật (trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật hết hạn).

– Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Thẩm định hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá thực tế tại cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng được quy định, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Trường hợp cơ sở đã được kiểm tra, đánh giá và xếp loại A theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và không mở rộng phạm vi sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, các dạng thuốc thành phẩm thì không thành lập Đoàn đánh giá.

– Bước 4: Đánh giá thực tế tại cơ sở

+ Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở trước thời điểm đánh giá 07 ngày làm việc, thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.

– Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp phải thành lập đoàn đánh giá.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở xếp loại A.

+ Trường hợp kết quả đánh giá chưa đạt yêu cầu, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cho cơ sở.

+ Trường hợp không cấp, Cục Bảo vệ thực vật thông báo bằng bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ

– Trực tiếp

– Bưu điện

– Trực tuyến.

Thành phần số lượng hồ sơ – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT; Bản sao chụp giấy tờ chứng minh cơ sở sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền về môi trường cấp.

– Trường hợp có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp Giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương.

– Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì nộp bản sao chụp hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương.

– Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, bổ sung bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) giấy chứng nhận hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

* Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.

Thời hạn giải quyết – 30 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– 35 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt yêu cầu hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và thời hạn khắc phục.

– 07 ngày làm việc đối với trường hợp cơ sở xếp Loại A.

Đối tượng thực hiện Tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện Cục Bảo vệ thực vật
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
Lệ phí Theo quy định tại Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012 (Mục I, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bảo vệ thực vật). Thông tư số 223/2012/TT-BTC ngày 24/12/2012
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai  – Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Bản thuyết minh điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật (Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Về nhân lực

– Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, lâm sinh.

– Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.

b) Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

– Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất.

– Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m.

– Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

c) Về thiết bị

– Về thiết bị sản xuất

+ Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất

+ Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;

+ Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

– Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.

– Về hệ thống xử lý chất thải

+ Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

+ Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;

+ Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

d) Về hệ thống quản lý chất lượng

– Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

– Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.

Cơ sở pháp lý – Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.

– Nghị định số 66/2016/NĐ-CP

– Nghị định số 38/2015/NĐ-CP

– Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT

– Thông tư số 223/2012/TT-BTC

Lệ phí ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 231/2016/TT-BTC

 

Số hồ sơ 1.002560 Lĩnh vực Trồng trọt và bảo vệ thực vật
Cơ quan ban hành Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.