Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên)

 

Thủ tục Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô từ 3 triệu lít/năm trở lên)
Trình tự thực hiện 2.1. Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực:

Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại đối với trường hợp này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

2.2. Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng:

Trình tự thực hiện:

– Thương nhân nộp hồ sơ đến Bộ Công Thương;

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và cấp lại giấy phép. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương phải có văn bản yêu cầu bổ sung.

Cách thức thực hiện – Qua bưu điện

– Nộp trực tiếp tại Bộ Công Thương

– Nộp trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng)

Thành phần số lượng hồ sơ + Trường hợp cấp lại do hết thời hạn hiệu lực: Hồ sơ cấp lại đối với trường hợp này áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.

+ Trường hợp cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng

01 bộ, bao gồm:

Đơn đề nghị cấp lại theo Mẫu số 03 ban hành tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP và bản gốc hoặc bản sao giấy phép đã cấp (nếu có);

Thời hạn giải quyết 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện

Doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện Cục Công nghiệp, – Bộ Công Thương
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Cấp lại giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
Lệ phí Theo quy định của Bộ Tài chính
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 03 Mục II của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Nghị định số 17/2020/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
– Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
– Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
– Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.
Nghị định số 105/2017/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý – Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia.

– Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.

– Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

– Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

 

Số hồ sơ 1.003992 Lĩnh vực Công nghiệp nhẹ
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.