Cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã

 

Thủ tục Cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã
Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ TTHC:

Khi hết thời hạn của giấy phép hoặc bị mất giấy phép, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam..

b) Giải quyết TTHC:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo ngay trong ngày làm việc cho doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức khác, nếu không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải có văn bản gửi doanh nghiệp, hợp tác xã để yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ đúng quy định, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện việc cấp lại giấy phép; trường hợp từ chối không cấp, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.
Thành phần số lượng hồ sơ a) Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải bằng xe ô tô (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đổi chiếu văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định chưa cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô);

d) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm liên tiếp gần nhất được cơ quan tài chính địa phương hoặc đơn vị kiểm toán xác nhận;

e) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã để nộp lại (đối với trường hợp giấy phép hết hạn).

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện Tổ chức.
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

d) Cơ quan phối hợp: Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS.
Lệ phí Không có.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS của doanh nghiệp, hợp tác xã. Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có.
Cơ sở pháp lý – Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và bằng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng;

– Thông tư số 89/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 11 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng;

– Thông tư số 52/2019/TT-BGTVT ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

 

Số hồ sơ 1.002823 Lĩnh vực Đường bộ
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.