Cấp lại Giấy phép vận tải loại A, B, C, D, E, F, G

 

Thủ tục Cấp lại Giấy phép vận tải loại A, B, C, D, E, F, G
Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ TTHC:

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép vận tải A, B, C, D, E, F, G đến cơ quan cấp phép:

– Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp lại:

+ Giấy phép vận tải loại D, giấy phép vận tải loại E;

+ Giấy phép vận tải loại F, G lần đầu trong năm (năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12):

– Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Lào Cai cấp lại:

+ Giấy phép vận tải loại A;

+ Giấy phép vận tải loại B, C lần đầu trong năm;

+ Giấy phép loại B, C, F, G từ lần thứ 2 trở đi trong năm.

b) Giải quyết TTHC:

– Cơ quan cấp phép tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra; trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung chưa đầy đủ hoặc cần sửa đổi đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định, cơ quan cấp phép cấp giấy phép vận tải theo thẩm quyền;

– Sau khi cấp lại giấy phép vận tải loại F, G lần đầu trong năm. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông báo danh sách phương tiện vận tải đã được cấp phép đến Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải – Xây dựng.

Cách thức thực hiện Trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Thành phần số lượng hồ sơ * Đối với Giấy phép vận tải loại A và E hết hạn: Giấy phép vận tải loại B, C, F, G hết hạn trong năm:

+ Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải theo mẫu quy định;

+ Danh sách xe kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô;

Trường hợp phương tiện không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã thì xuất trình thêm bản sao chụp một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng dịch vụ giữa thành viên và hợp tác xã hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.

* Đối với Giấy phép loại A, D, E bị mất, bị hư hỏng nhưng còn thời hạn hiệu lực:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải:

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải;

d) Cơ quan phối hợp: Không có

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép loại A, E, B, C, F, G.
Lệ phí Theo quy định của Bộ Tài chính.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải đường bộ Việt – Trung (Trường hợp Giấy phép vận tải hết hạn);

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép vận tải (Trường hợp Giấy phép vận tải bị mất, bị hư hỏng nhưng còn thời hạn hiệu lực).

Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không có.
Cơ sở pháp lý – Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định. Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;

– Thông tư số 29/2020/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Hiệp định, Nghị định thư về vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Số hồ sơ 1.002357 Lĩnh vực Đường bộ
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải Cấp thực hiện Trung ương Tỉnh
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.