Cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ (đối với người đang công tác trong Quân đội)
Thủ tục | Cấp lại hồ sơ và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ (đối với người đang công tác trong Quân đội) | |
Trình tự thực hiện | 1. Đối tượng làm đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL), kèm theo giấy tờ làm căn cứ xét duyệt theo quy định, gửi đơn vị đang quản lý cấp trung đoàn và tương đương xác nhận, lập – hồ sơ và đề nghị cấp có thẩm quyền; 2. Cấp trung đoàn và tương đương trở lên kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ báo cáo lên cấp trên trực tiếp, gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị; 3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị thẩm định hồ sơ, đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật; cấp lại hồ sơ thương binh; chuyên trả cơ quan, đơn vị đề nghị. |
|
Cách thức thực hiện | Cá nhân gửi hồ sơ đến đơn vị đang quản lý cấp trung đoàn và tương đương. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | 1. Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL). 2. Bản chính một hoặc các giấy tờ sau: a) Sổ trợ cấp thương tật (ban hành theo quy định tại Thông tư số 254/TT-LB ngày 10/11/1967 của Liên bộ Nội vụ – Quốc phòng – Công an). b) Sổ Thương binh – (ban hành theo Thông tư số 53/TBXH ngày 24/12/1981 của Bộ Thương binh và Xã hội). c) Biên bản giám định thương tật của Hội đồng Giám định y khoa; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật (sao y bản chính nếu là quyết định tập thể); đ) Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên, nhưng đã được xếp hạng thương tật và có Bản trích lục hồ sơ thương tật được lập từ danh sách hoặc hồ sơ thương binh đang quản lý tại các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị hoặc Cục Người có công/Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. * Số lượng hồ sơ: 04 bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | 70 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể: 1. Cấp trung đoàn và tương đương trở lên, mỗi cấp: 10 ngày làm việc. 2. Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị: 30 ngày làm việc. 3. Cục trưởng Cục Chính trị hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (nơi không có Cục Chính trị): 10 ngày làm việc. |
|
Đối tượng thực hiện | Cá nhân. | |
Cơ quan thực hiện | 1. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Quốc phòng. 2. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không. 3. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương. 4. Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên, Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị. |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật đối với thương binh ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ. | |
Lệ phí | Không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đơn đề nghị cấp lại hồ sơ thương binh và giải quyết truy lĩnh trợ cấp thương tật (Mẫu TL). | Thông tư số 202/2013/TT-BQP |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Thương binh bị ngừng hưởng do khách quan hoặc thất lạc hồ sơ. | Nghị định số 31/2013/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | – Nghị định số 31/2013/NĐ-CP – Thông tư số 202/2013/TT-BQP |
Số hồ sơ | 2.001290 | Lĩnh vực | Chế độ chính sách |
Cơ quan ban hành | Bộ quốc phòng | Cấp thực hiện | Tỉnh |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.