Cấp phép xuất khẩu các chất HFC theo hạn ngạch

 

Thủ tục Cấp phép xuất khẩu các chất HFC theo hạn ngạch
Trình tự thực hiện Bước 1: Thương nhân gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)  qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.

Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Công Thương tiến hành xác nhận thương nhân được phép xuất khẩu lên đơn đăng ký xuất khẩu các chất HFC theo quy định tại Phu lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-Bộ Công Thương trong vòng 10 ngày làm việc.

Bước 4: Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân, nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp phép.

Cách thức thực hiện Thực hiện thông qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp.
Thành phần số lượng hồ sơ + 01 bản chính Đơn đăng ký xuất khẩu các chất HFC (theo mẫu);

+ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân;

+ Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật (hợp đồng xuất khẩu: 01 bản sao có đóng dấu của thương nhân).

–  Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trả lời thương nhân
Đối tượng thực hiện Tổ chức
Cơ quan thực hiện – Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Công Thương

– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Xuất nhập khẩu

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy phép xuất khẩu của Bộ Công Thương
Lệ phí Không thu phí
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đăng ký xuất khẩu các chất HFC theo mẫu quy đinh tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BCT ngày 16 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (mẫu đơn kèm theo).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện – Theo quyết định của các nước thành viên Nghị định thư.

– Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật.

– Hàng hoá xuất khẩu thuộc Phụ lục IIa, IIb của Thông tư số 05/2020/TT-BCT.

Cơ sở pháp lý Luật Quản lý ngoại thương;

– Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

– Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 ngày 12 năm 2011 của Bộ Công Thương – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập-tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

– Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn

 

Số hồ sơ 1.008797 Lĩnh vực Hàng hải - Xuất nhập khẩu
Cơ quan ban hành Bộ công thương Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.