Chỉ định lại, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài

 

Thủ tục Chỉ định lại, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài
Trình tự thực hiện Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ

Trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực 90 ngày, nếu có nhu cầu chỉ định lại hoặc khi có nhu cầu, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài được chỉ định chuẩn bị hồ sơ chứng minh năng lực theo quy định và nộp hồ sơ về Tổng cục.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 08 giờ đến 12 giờ và chiều từ 13 giờ đến 17 giờ vào ngày làm việc trong tuần (thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ)

Bước 2:Xử lý hồ sơ

Tổng cục xử lý hồ sơ, đánh giá thực tế (nếu cần). Thời gian xử lý hồ sơ là 60 ngày (khi yêu có yêu cầu bổ sung hồ sơ thì thời gian xử lý là 30 ngày).

Bước 3: Trả kết quả Trả kết quả trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc theo đường bưu điện.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần số lượng hồ sơ – Thành phần hồ sơ:

* Đối với hồ sơ đăng ký chỉ định lại:

+ Đơn đăng ký chỉ định;

+ Công văn giới thiệu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng;

+ Công hàm giới thiệu của Đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc cơ quan ngoại giao tương đương của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động;

+ Báo cáo về sự thay đổi trong hệ thống quản lý (hệ thống tài liệu, nhân sự).

* Đối với hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định:

+ Đơn đăng ký chỉ định

+ Tài liệu về việc xây dựng, áp dụng và duy trì các hệ thống quản lý;

+ Bản tổng hợp kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký của một năm gần nhất.

– Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Anh và 01 bộ bằng tiếng Việt)

Thời hạn giải quyết – Thời hạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 30 ngày

– Thời hạn đánh giá thực tế: 90 ngày

– Thời hạn giải quyết sau khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ: 60 ngày

Đối tượng thực hiện Tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài đề nghị tham gia phục vụ quản lý sản phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định chỉ định của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Đơn đăng ký chỉ định lại, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định chỉ định đánh giá sự phù hợp có chữ ký xác nhận của Lãnh đạo tổ chức(Mẫu kèm theo) Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận

Tổ chức chứng nhận nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 (Đánh giá sự phù hợp – yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ).

3. Có phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ tiến hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

4. Luôn có ít nhất 03 chuyên gia đánh giá ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa tương ứng;

b) Có kinh nghiệm đánh giá từ 05 năm trở lên.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểu về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các yêu cầu liên quan để thực hiện đánh giá chứng nhận theo quy định của nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm

Tổ chức thử nghiệm nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.
  2. Có đủ năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử tương ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
  3. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).
  4. Có ít nhất 02 cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn phù hợp hoạt động thử nghiệm sản phẩm, hàng hóa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thử nghiệm từ 03 năm trở lên và ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức.
  5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểu về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các yêu cầu liên quan để thực hiện thử nghiệm theo quy định của nhà nước Việt Nam.
  6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Yêu cầu đối với tổ chức giám định

Tổ chức giám định nước ngoài đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

1. Là tổ chức hợp pháp và có chức năng hoạt động trong lĩnh giám định theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động.

2. Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17020 (Chuẩn mực chung cho các hoạt động của tổ chức tiến hành giám định).

3. Có phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc ký hợp đồng thuê thầu phụ tiến hành thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có năng lực thử nghiệm toàn bộ các chỉ tiêu kỹ thuật theo phương pháp thử quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;

b) Xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của phiên bản mới nhất tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn).

4. Luôn có ít nhất 02 giám định viên ký hợp đồng lao động dài hạn (hoặc tương đương) với tổ chức và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có trình độ tốt nghiệp Đại học trở lên và chuyên môn phù hợp với hoạt động giám định sản phẩm, hàng hóa tương ứng;

b) Có kinh nghiệm giám định từ 05 năm trở lên.

5. Có chuyên gia kỹ thuật am hiểu về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các yêu cầu liên quan để thực hiện giám định theo quy định của nhà nước Việt Nam.

6. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý chất lượng đối với lĩnh vực sản phẩm, hàng hóa tương ứng và cơ quan ngoại giao của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tổ chức đăng ký hoạt động giới thiệu.

Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN
Cơ sở pháp lý Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa .

– Nghị định số 132/2008/NĐ-CP

– Thông tư số 26/2013/TT-BKHCN

Số hồ sơ 1.008088 Lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Cơ quan ban hành Bộ khoa học và công nghê Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.