Chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội

Thủ tục Chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội
Trình tự thực hiện a) Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp

– Cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp lập hồ sơ gửi cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

– Cơ quan chuyên môn tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trưng trung cấp và nêu rõ lý do.

b) Bước 2: Quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp hợp lệ, cơ quan chuyên môn trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.

Cách thức thực hiện Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp
Thành phần số lượng hồ sơ 01 bộ, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản, trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp; trụ sở chính, phân hiệu, địa điểm đào tạo của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp sau khi chia, tách.

b) Đề án chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trong đó làm rõ phương án bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.

Thời hạn giải quyết 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện Cơ quan, tổ chức đề nghị chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp
Cơ quan thực hiện Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp.
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của đất nước, ngành, địa phương.

b) Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.

c) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

– Quy mô đào tạo:

+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm.

+ Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm.

– Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm diện tích đất sử dụng tối thiểu đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1.000 m2; đối với trường trung cấp là 20.000 m2.

– Vốn đầu tư thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

+ Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 (năm) tỷ đồng.

+ Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 (năm mươi) tỷ đồng.

– Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở pháp lý a) Luật giáo dục nghề nghiệp.

b) Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

 

Số hồ sơ 1.000585 Lĩnh vực Giáo dục - đào tạo
Cơ quan ban hành Bộ lao động-thương binh và xã hội Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Không còn phù hợp Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.