Cho phép cơ sở y tế hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người (B-BYT-003933-TT)

Thủ tục Cho phép cơ sở y tế hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người

(B-BYT-003933-TT)

Trình tự thực hiện Bước 1: Cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định gửi hồ sơ đăng ký hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế;

Bước 2: Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét tính khả thi của Đề án hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Cơ sở y tế sau khi được thẩm định phải hoàn thiện các nội dung của Đề án theo kết luận của Hội đồng thẩm định (nếu có) báo cáo kết quả về Bộ Y tế để xem xét

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày Hội đồng tiến hành thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định cho Bộ Y tế làm căn cứ xem xét ra Quyết định công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; trường hợp cơ sở không đủ điều kiện thì Bộ Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày.

Bước 5: Trả kết quả cho cơ sở y tế xin phép

Cách thức thực hiện Qua đường bưu điện
Thành phần số lượng hồ sơ 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:

1- Văn bản của cơ sở y tế đề nghị Bộ Y tế đăng ký hoạt động lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;

2- Đề án hoạt động về lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người, bao gồm nội dung về tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế;

2. Số lượng hồ sơ: Không qui định

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện Tổ chức
Cơ quan thực hiện Cục Quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định hành chính
Lệ phí Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Phần A-  Quyết định của Bộ Y tế số 08/2008/QĐ-BYT ngày 14/02/2008  

  1. CƠ SỞ Y TẾ LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI PHẢI ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN SAU:
  2. ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ LẤY, GHÉP MÔ:
  3. Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn là những người đã được đào tạo tại các cơ sở ghép mô và được các cơ sở này cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa.
  4. Có trưởng kíp ghép mô là người có khả năng thực hiện ca ghép mô trên người; cán bộ chuyên môn được đào tạo về lấy mô trên bộ phận cơ thể người sau khi chết.
  5. Có phòng mổ với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho ca ghép mô trên người.
  6. Có bộ phận điều trị sau ghép và theo dõi lâu dài sau ghép mô.
  7. Có các phòng xét nghiệm (hoặc liên kết với các cơ sở khác) để đảm bảo việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép mô như : xét nghiệm huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng, xét nghiệm miễn dịch và định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép (cyclosporin A, tacrolim…)
  8. Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế là có đủ các phương tiện dụng cụ chuyên khoa (sẵn có hoặc liên kết) phục vụ cho từng loại ghép mô.
  9. Có chủng loại và số lượng thuốc cần thiết để điều trị lâu dài sau ghép cho người bệnh.
  10. Nơi lấy mô ở người sau khi chết phải tuân thủ theo nguyên tắc vô khuẩn.
  11. Có đơn vị ghép thực nghiệm (với những cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo).
  12. ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ LẤY, GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SỐNG:

1.Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn là những người đã được đào tạo tại các cơ sở ghép bộ phận cơ thể người và được các cơ sở này cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa.

2.Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là những người đã từng trực tiếp thực hiện hoặc đã từng tham gia vào ca ghép trên người.

3.Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, có áp lực dương, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người; phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép.

Ba phòng liên hoàn khép kín là ba phòng liên thông với nhau trong một không gian khép kín cách biệt với môi trường bên ngoài.

4.Có phòng kỹ thuật bao gồm:

– Đơn vị điều trị sau ghép

– Đơn vị khám theo dõi lâu dài sau ghép

5.Có đơn vị ghép thực nghiệm

6.Có phòng xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán chức năng. Có khả năng hoặc liên kết để xét nghiệm miễn dịch và định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép (cyclosporin A, tacrolimus …) để đảm bảo việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép bộ phận cơ thể người.

7.Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận.

8.Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế là có đủ các phương tiện dụng cụ (sẵn có hoặc liên kết) phục vụ cho từng loại ghép bộ phận cơ thể người.

9.Có đủ chủng loại và số lượng thuốc cần thiết để điều trị lâu dài sau ghép cho người bệnh.

III. ĐỐI VỚI CƠ SỞ Y TẾ LẤY, GHÉP BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT (CHẾT NÃO)

1.Đối với cơ sở y tế không tiến hành ghép bộ phận cơ thể người:

  1. a) Có phòng hồi sức và chuyên gia hồi sức cho người chết não chờ lấy bộ phận cơ thể người.
  2. b) Có đủ điều kiện và phương tiện xác định chết não theo luật định.
  3. c) Có nhóm chuyên gia xác định chết não theo luật định.
  4. d) Có hệ thống thông tin và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu.

2.Đối với cơ sở y tế có tiến hành ghép bộ phận cơ thể người:

  1. a) Có đủ các điều kiện quy định trong mục II và khoản 1 mục này.

b) Có nhóm chuyên gia lấy bộ phận cơ thể người, có phương tiện bảo quản và vận chuyển bộ phận cơ thể người đến nơi ghép

Cơ sở pháp lý 1- Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác

2- Quyết định số 03/2008/QĐ-BYT

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Khám chữa bệnh
Cơ quan ban hành Bộ y tế Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.