CHO PHÉP THÀNH LẬP HỘI

Thủ tục CHO PHÉP THÀNH LẬP HỘI
Trình tự thực hiện – Bước 1: Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh gửi hồ sơ xin thành lập hội đến Bộ Nội vụ.

– Bước 2: Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét hồ sơ và đề nghị bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp pháp.

– Bước 3: Kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức chính phủ nghiên cứu, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập hội và thực hiện quy trình lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến góp ý, đề nghị bổ sung hồ sơ (nếu có).

– Bước 4: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp, Vụ Tổ chức phi chính phủ xem xét, trình Lãnh đạo Bộ quyết định cho phép thành lập hội. Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Nội vụ hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ phải có xác nhận văn bản đến của cơ quan có thẩm quyền, nếu gửi qua đường bưu đin, thời gian được tính từ ngày đến trên phong bì.
Thành phần số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị thành lập hội (theo mẫu);

– Dự thảo Điều lệ hội (theo mẫu);

– Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

– Lý lịch tư pháp của người đứng đầu ban vận động thành lập hội;

– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở hội;

– Bản kê khai tài chính, tài sản (nếu có).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bản chính.

Thời hạn giải quyết 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nội vụ nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp.
Đối tượng thực hiện Ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
Cơ quan thực hiện Bộ Nội vụ (Vụ Tổ chức phi chính phủ).
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Quyết định cho phép thành lập hội.
Lệ phí Không có
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai – Đơn đề nghị thành lập hội (theo Mu 4);

– Dự thảo Điều lệ hội (theo Mu 9).

Thông tư 03/2013/TT-BNV
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.

b) Điều kiện thành lập hội:

– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật, không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;

– Có điều lệ;

– Có trụ sở;

– Có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;

– Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh.

c) Phải có Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.

d) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập hội có hiệu lực, Ban vận động thành lập hội phải tổ chức đại hội.

đ) Nếu quá thời hạn trên Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tổ chức đại hội, Ban vận động thành lập hội có văn bản gửi cơ quan nhà nước đã quyết định cho phép thành lập hội đề nghị gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày, nếu quá thời gian được gia hạn mà Ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thì quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực. Nếu có nhu cầu tiếp tục thành lập hội, Ban vận động thành lập hội phải xin phép thành lập lại hội, trình tự thủ tục như mới bắt đầu.

Cơ sở pháp lý – Nghị định số 45/2010/NĐ-CP

– Nghị định số 33/2012/NĐ-CP 

– Thông tư số 03/2013/TT-BNV

 

Số hồ sơ Lĩnh vực Hiệp hội, tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ
Cơ quan ban hành Bộ nội vụ Cấp thực hiện Trung ương
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.