Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Thủ tục | Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản | |
Trình tự thực hiện | – Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân đề nghịchuyển nhượng quyềnkhai thác khoáng sảnnộp hồ sơ cho Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Số 6 – Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bước 2. Kiểm tra hồ sơ: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. +Hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị gia hạn; các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Bước 4. Trình hồ sơ, đề nghị cho phép chuyển nhượng: Căn cứ Báo cáo thẩm định của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. |
|
Cách thức thực hiện | Trực tiếp
Trực tuyến Dịch vụ bưu chính |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng, bao gồm: – Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật – Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ – Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện – Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả khai thác nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản (nếu có) – Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với giấy tờ sau: – Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng; – Giấy đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài). Số lượng hồ sơ: 01 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | Tùy theo giai đoạn xử lý hồ sơ | |
Đối tượng thực hiện | Công dân Việt Nam, Doanh nghiệp, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổ chức (không bao gồm doanh nghiệp, HTX), Hợp tác xã | |
Cơ quan thực hiện | Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam – Bộ Tài nguyên và Môi trường | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Giấy phép khai thác khoáng sản | |
Lệ phí | Lệ phí : 15.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng (- Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: + Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) Lệ phí : 20.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng (Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: + Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng) Lệ phí : 20.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng (Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: + Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, khoáng sản đặc biệt và độc hại mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) Lệ phí : 25.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng ( Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: + Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm, khoáng sản đặc biệt và độc hại mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) Lệ phí : 30.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng (Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: + Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản làm nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, nước khoáng, khoáng sản quý hiếm có hoặc không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) Lệ phí : 40.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng (Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: + Giấy phép khai thác khoáng sản quí hiếm) Lệ phí : 50.000.000 đồng/01 giấy phép Đồng (50.000.000 đồng/01 giấy phép) |
|
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. |
|
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản, bao gồm:
+ Có đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. + Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã khai thác, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản; + Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; + Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản. – Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản, bao gồm: + Đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác; + Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; + Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; + Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; + Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường; + Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; – Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản. – Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày. |
|
Cơ sở pháp lý | Thông tư 191/2016/TT-BTC |
Số hồ sơ | 1.004305 | Lĩnh vực | Khoáng sản, địa chất |
Cơ quan ban hành | Bộ tài nguyên và môi trường | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |