Đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam

 

Thủ tục Đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam
Trình tự thực hiện a) Nộp hồ sơ TTHC:

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực sau: Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng, Chi Cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng.

- Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam được cấp trong các trường hợp sau:

+ Chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần; hoặc

+ Chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài.

b) Giải quyết TTHC:

- Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, vào sổ và cấp giấy hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định.

- Trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính: Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, vào sổ hồ sơ theo đúng ngày và dấu bưu điện. Ngày vào sổ hồ sơ là căn cứ để tính ngày cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

- Đối với hồ sơ không đúng quy định: Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định; trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính, chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc

- Qua hệ thống bưu chính.

Thành phần số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ:

- Trường hợp chủ tàu là tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê mua tàu hoặc thuê tàu trần, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký hoặc tạm ngừng đăng ký tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Hợp đồng thuê mua tàu hoặc hợp đồng thuê tàu trần (bản chính);

+ Biên bản bàn giao tàu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

- Trường hợp chủ tàu là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, hồ sơ bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

+ Giấy chứng nhận dung tích tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Giấy chứng nhận xóa đăng ký hoặc tạm ngừng đăng ký tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;

+ Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tàu biển đang đề nghị đăng ký;

+ Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ theo quy định gồm: 01 (một) bản chính tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế và bản chính chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước; trường hợp tàu biển là đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ, nộp 01 (một) bản chính tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Đối tượng thực hiện  Tổ chức, cá nhân.
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hải Phòng; địa chỉ: số 11, đường Võ Thị Sáu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng;

- Chi cục Hàng hải Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; địa chỉ: số 89, đường Pasteur, quận I, thành phố Hồ Chí Minh;

- Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng; địa chỉ: số 12, đường Bạch Đằng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Giấy chứng nhận.
Lệ phí - Lệ phí: 30% mức thu đăng ký chính thức.

- Mức thu đăng ký chính thức là:

+ Tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT: 3.000 đồng/GT-lần (Mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);

+ Tàu có dung tích đăng ký từ 501 đến 1.600 GT: 2.500 đồng/GT-lần;

+ Tàu có dung tích đăng ký từ 1.601 đến 3.000 GT: 2.000 đồng/GT-lần;

+ Tàu có dung tích đăng ký từ 3.001 GT trở lên: 1.500 đồng/GT-lần;

Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Tờ khai đăng ký tàu biển. Nghị định số 77/2011/NĐ-CP
Yêu cầu, điều kiện thực hiện a) Trường hợp đăng ký lần đầu tại Việt Nam, tàu biển đã qua sử dụng phải có tuổi tàu tính từ năm đóng tàu theo quy định sau đây:

- Tàu khách không quá 10 tuổi;

- Các loại tàu biển khác không quá 15 tuổi.

- Trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định, nhưng không quá 5 tuổi đối với mỗi loại tàu biển quy định trên.

b) Tàu biển nước ngoài được bán đấu giá tại Việt Nam theo quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền thì không áp dụng tuổi tàu biển theo quy định tại Điểm a.

c) Tàu biển nước ngoài do tổ chức, cá nhân Việt Nam mua theo phương thức vay mua hoặc thuê mua thì sau thời hạn đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài được chuyển đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam, nếu tại thời điểm ký hợp đồng vay mua, thuê mua có tuổi tàu phù hợp với quy định tại Điểm a.

Nghị định số 77/2011/NĐ-CP
Cơ sở pháp lý - Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

- Nghị định số 29/2009/NĐ-CP

- Nghị định số 77/2011/NĐ-CP

- Quyết định số 84/2005/QĐ-BTC

 

Số hồ sơ B-BGTVT-BS33 Lĩnh vực Hàng hải - Xuất nhập khẩu
Cơ quan ban hành Bộ giao thông vận tải Cấp thực hiện Quận - Huyện
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố QUYẾT ĐỊNH 2756/QĐ-BGTVT NĂM 2011...


Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.
Liên quan