Đăng ký tái kiểm tra GMP
Thủ tục | Đăng ký tái kiểm tra GMP | |
Trình tự thực hiện | – Bước 1: 03 tháng trước khi giấy chứng nhận GMP hết hạn, cơ sở sản xuất phải chuẩn bị và gửi hồ sơ đăng ký tái kiểm tra GMP về Cục Thú y.
– Bước 2: Cục Thú y thẩm định hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không đạt yêu cầu. – Bước 3: Thành lập Đoàn kiểm tra GMP, đồng thời thông báo lịch kiểm tra cho cơ sở và tiến hành kiểm tra – Bước 4: Kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận GMP cho cơ sở đạt yêu cầu hoặc trả lời bằng văn bản nếu cơ sở không đạt yêu cầu. |
|
Cách thức thực hiện | – Trực tiếp.
– Qua đường bưu điện. |
|
Thành phần số lượng hồ sơ | a. Hồ sơ gồm:
1) Đơn đăng ký tái kiểm tra GMP theo mẫu tại phụ lục 1 Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2012. 2) Những thay đổi của cơ sở trong 02 năm triển khai GMP; 3) Báo cáo khắc phục các tồn tại trong kiểm tra lần trước; 4) Báo cáo về huấn luyện, đào tạo của cơ sở; 5) Báo cáo hoạt động của cơ sở trong 02 năm; 6) Danh mục thiết bị hiện có của nhà máy; 7) Danh mục các mặt hàng đang sản xuất; 8) Danh mục các SOP; 9) Giấy xác nhận, hoặc biên bản nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền nơi đặt cơ sở sản xuất; 10) Báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; 11) Báo cáo tự thanh tra và đánh giá của cơ sở trong đợt gần nhất (trong vòng 03 tháng) về triển khai GMP. * Yêu cầu Hồ sơ đăng ký kiểm tra GMP phải có trang bìa và mục lục, được sắp xếp theo đúng trình tự của mục lục, có phân cách giữa các phần. Các phần phân cách phải được đánh số thứ tự để dễ tham khảo và có xác nhận của cơ sở đăng ký ở trang đầu tiên của mỗi phần trong toàn bộ hồ sơ. Các loại giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận hoặc biên bản nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi kèm trong hồ sơ đăng ký, có thể nộp một trong các loại sau: – Bản chính; – Bản sao hợp pháp (bản sao có công chứng, chứng thực); – Bản sao chụp (photocopy) đồng thời phải xuất trình bản chính để kiểm tra trong trường hợp nộp trực tiếp. * Số lượng hồ sơ: 03 bộ |
|
Thời hạn giải quyết | – Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký, phòng chức năng thẩm định hồ sơ, yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ không đạt yêu cầu.
– Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng chức năng đề nghị Cục trưởng ra quyết định thành lập Đoàn kiểm tra GMP, đồng thời thông báo lịch kiểm tra cho cơ sở và tiến hành kiểm tra. – Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cục Thú y cấp giấy chứng nhận GMP cho cơ sở |
|
Đối tượng thực hiện | Tổ chức | |
Cơ quan thực hiện | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Thú y
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Thú y d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không |
|
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | Cấp Giấy chứng nhận hoặc trả lời bằng văn bản trong trường hợp cơ sở không đạt yêu cầu.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận: 02 năm |
|
Lệ phí | Mức phí: Phí thẩm định 18.000.000 đồng/ nhà máy
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 70.000 đồng/ giấy |
Thông tư số 04/2012/TT-BTC |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | – Đơn đăng ký tái kiểm tra GMP theo mẫu tại phụ lục 1 Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2012. | Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | Tổ chức có cơ sở vật chất đúng như hồ sơ đăng ký và đã nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2012. | Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT |
Cơ sở pháp lý | – Pháp lệnh Thú y
– Nghị định số 33/2005/NĐ-CP – Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT – Thông tư số 04/2012/TT-BTC |
Thông tư số 07/2012/TT-BNNPTNT đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT
Thông tư số 04/2012/TT-BTC đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư 285/2016/TT-BTC
Số hồ sơ | BS-BNNPTNT-NNNT004 | Lĩnh vực | Nông nghiệp - Nông thôn |
Cơ quan ban hành | Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn | Cấp thực hiện | Trung ương |
Tình trạng | Còn hiệu lực | Quyết định công bố |