Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

 

Thủ tục Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
Trình tự thực hiện + Bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì hồ sơ đăng ký nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện) hoặc tại bộ phận một cửa trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

+ Trường hợp hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện như sau:

(1) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định;

(2) Ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Đơn yêu cầu đăng ký và Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

(3) Ghi thông tin tiếp nhận hồ sơ vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

+ Trường hợp hồ sơ nộp tại bộ phận một cửa, việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện như sau:

(1) Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ từ chối nhận hồ sơ và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện theo đúng quy định;

(2) Ghi thời điểm nhận hồ sơ (giờ, phút, ngày, tháng, năm) vào Đơn yêu cầu đăng ký và Phiếu tiếp nhận hồ sơ; ký và ghi rõ họ, tên vào phần cán bộ tiếp nhận hồ sơ; cấp cho người yêu cầu đăng ký Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

(3) Ghi thông tin tiếp nhận hồ sơ vào sổ nhận hồ sơ của bộ phận một cửa;

(4) Chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

(5) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ghi thông tin tiếp nhận hồ sơ vào Sổ tiếp nhận hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; xác nhận đơn đăng ký thế chấp, sao y bản gốc đơn đăng ký để lưu hồ sơ; ghi thông tin đăng ký thế chấp vào Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; chuyển bản gốc đơn đăng ký đã xác nhận cho cơ quan hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đăng ký để trao cho người yêu cầu đăng ký.

Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký bằng văn bản và chuyển hồ sơ đăng ký, văn bản từ chối đăng ký cho cơ quan hoặc bộ phận tiếp nhận hồ sơ để trả lại hồ sơ đăng ký và hướng dẫn người yêu cầu đăng ký thực hiện đúng quy định.

+ Người yêu cầu đăng ký nhận kết quả đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc tại bộ phận một cửa trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

Cách thức thực hiện  Trực tiếp tại trụ sở Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc tại bộ phận một cửa trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.
Thành phần số lượng hồ sơ + Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp lập theo mẫu (01 bản chính);

+ Hợp đồng về việc thay đổi trong trường hợp các bên thoả thuận bổ sung, rút bớt tài sản thế chấp, thoả thuận rút bớt, bổ sung, thay thế một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp (01 bản gốc);

+ Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền về việc thay đổi một trong các thông tin đã đăng ký: tên, loại hình doanh nghiệp của bên thế chấp, bên nhận thế chấp; một trong các bên ký kết hợp đồng thế chấp (01 bản sao có chứng thực);

+ Văn bản uỷ quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền.

Thời hạn giải quyết  Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết hồ sơ trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện  Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Trong trường hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của thì tổ chức mới thực hiện đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Đơn yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (có xác nhận của cơ quan trực tiếp thực hiện đăng ký).
Lệ phí + Đăng ký thay đổi (Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm áp dụng tại các cơ quan đăng ký do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể cho phù hợp với thực tế của địa phương, nhưng mức thu tối đa không vượt quá mức thu quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP);

+ Lệ phí đăng ký: 60.000 đồng/hồ sơ

Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT/BTC-BTP
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai + Mẫu số 02/ĐKTC-NTL – Đơn yêu cầu thay đổi nội dung đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai (ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014);

+ Mẫu số 04/ĐKTC-NTL – Trang bổ sung đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, trong trường hợp không đủ để kê khai nội dung đăng ký.

Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT
Yêu cầu, điều kiện thực hiện Không
Cơ sở pháp lý + Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6/2005 của Quốc hội, có hiệu lực ngày 01/01/2006;

+ Luật 45/2013/QH13 Đất đai;

+ Luật 56/2005/QH11 Nhà ở;

+ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

+ Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

+ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 09/9/2010;

+ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 27/01/2007;

+ Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/2/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, có hiệu lực ngày 10/4/2012;

+ Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch đảm bảo, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, có hiệu lực ngày 01/4/2012;

+ Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên & Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, có hiệu lực ngày 15/01/2012.

+ Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên, có hiệu lực ngày 02/7/2011.

+ Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 6 năm 2014.

 

 

 

Số hồ sơ b-btp-bs-18 Lĩnh vực Giao dịch bảo đảm
Cơ quan ban hành Bộ tư pháp Cấp thực hiện Quận - Huyện
Tình trạng Còn hiệu lực Quyết định công bố
Nội dung chỉ dành cho Thành viên. Vui lòng đăng nhập.