Đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
Thủ tục | Đăng ký thường trú tại Việt Nam đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài | |
Trình tự thực hiện | Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị (gọi chung là hộ chiếu nước ngoài), nếu không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp, nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Việt Nam tại trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. * Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: + Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì nhận hồ sơ, in giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả và trao cho người nộp hồ sơ. + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ. Bước 3: trả kết quả. Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả để đối chiếu, nếu có kết quả thì trao Giấy báo tin cho người đến nhận kết quả. Thời gian: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (trừ chủ nhật và các ngày lễ). |
|
Cách thức thực hiện | trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. | |
Thành phần số lượng hồ sơ | + Thành phần hồ sơ:
đ) Bản sao chứng thực hoặc bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam, theo quy định của Luật Cư trú. Một trong những giấy tờ sau đây chứng minh có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam: + Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ; + Giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó); + Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép); + Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; + Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán; + Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của UBND phường, xã, thị trấn (UBND cấp xã); + Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác; + Giấy tờ của Tòa án hoặc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật; + Giấy tờ của UBND cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ trên; + Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của UBND cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó. – Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có văn bản chứng minh được cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ, có xác của UBND cấp xã theo mẫu (TT02) và một trong các giấy tờ sau: + Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã) chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp; + Giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ trong trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột về ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ. Ngoài các giấy tờ trên, nếu công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại các nơi, như thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ đô Hà Nội, cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo phải nộp thêm bản chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại các nơi đó, cụ thể là: – Nếu đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương là phải có các tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú; – Nếu đăng ký thường trú tại cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo. + Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bộ. |
|
Thời hạn giải quyết | + Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi hồ sơ kèm theo ý kiến nhận xét, đề xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh phải hoàn thành việc xem xét, giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài về Việt Nam thường trú và thông báo kết quả giải quyết cho Công an tỉnh và thân nhân của người xin về Việt Nam thường trú (nếu nộp hồ sơ ở trong nước). |
|
Đối tượng thực hiện | công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân của người xin về Việt Nam thường trú. | |
Cơ quan thực hiện | Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. | |
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính | giấy báo tin. | |
Lệ phí | không | |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Đơn đề nghị về Việt Nam thường trú (mẫu TT01). | Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG |
Yêu cầu, điều kiện thực hiện | + Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc có giá trị thường trú do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị đăng ký thường trú tại Việt Nam.
+ Không thuộc diện “chưa được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh” theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP, ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và diện “Chưa cho nhập cảnh”, “Tạm hoãn xuất cảnh” theo quy định tại Điều 21 và Điều 28 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. + Có chỗ ở hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của Luật Cư trú. + Nếu về thường trú tại Thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương. + Nếu về cơ sở tôn giáo để hoạt động tôn giáo thì phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành; văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở tôn giáo; văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam về tôn giáo chấp thuận cho về Việt Nam hoạt động tôn giáo. |
Nghị định 136/2007/NĐ-CP |
Cơ sở pháp lý | + Luật Cư trú
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú + Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam + Thông tư liên tịch số 05/2009/TTLT-BCA-BNG |
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai ở thủ tục hành chính này đã hết hiệu lực, vui lòng xem tại Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BCA-BNG
Số hồ sơ | 2.002180 | Lĩnh vực | Quản ký xuất nhập cảnh |
Cơ quan ban hành | Bộ công an | Cấp thực hiện | Trung ương Tỉnh |
Tình trạng | Hết hiệu lực | Quyết định công bố |